Diễn biến thị trường quốc tế:
Chứng khoán toàn cầu chững đà tăng trong tuần vừa qua khi nhà đầu tư lo ngại làn sóng covid-19 quay trở lại khi các quốc gia tái mở cửa nền kinh tế. Trước đó, tại châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều thông báo số ca nhiễm mới tăng trở lại sau khi các bệnh hạn chế được nới lỏng. Giới đầu tư càng thận trọng hơn khi Tổng thống Donald Trump cho biết không có hứng thú với việc tái đàm phán thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Bên cạnh đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cảnh báo kinh tế sẽ suy yếu trong thời gian dài hơn, đồng thời cho biết có thể phải tăng cường các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế. Tuy vậy, các thị trường lớn đã có phiên phục hồi vào cuối tuần khi giới đầu tư kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế mạnh hơn.
Tình hình dịch Covid-19:
Tính đến hết ngày 14/05, thế giới ghi nhận hơn 4,5 triệu trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 2,2% so với ngày liền trước, và tương đương tốc độ tăng trưởng số ca nhiễm trung bình 5 ngày duy trì ở mức 2,4%. Trong khi đó, tăng trưởng số ca tử vong toàn cầu ngày 14/05 tiếp tục giảm tốc xuống 1,7%, cao hơn so với mức trung bình 5 ngày là 1,6%.
Sự lây lan dịch bệnh tiếp tục có sự cải thiện tại các điểm nóng của châu Âu và Mỹ, trong khi một số quốc gia mới nổi khác như Mexico, Brazil, Nga, Ấn Độ, Pakistan… vẫn ghi nhận tốc độ lây nhiễm cao. Tình trạng dịch bệnh tại Mỹ đã có sự cải thiện rõ rệt hơn khi số ca nhiễm mới/ngày hiện bằng 60% mức đỉnh (trong khi tỷ lệ này tuần trước là 60%).
Mới đây, Một công ty dược phẩm sinh học có trụ sở tại California (Mỹ) tuyên bố đã phát hiện loại kháng thể 100% có khả năng ngăn chặn được Covid-19 và loại bỏ virus ra khỏi cơ thể người trong vòng 4 ngày.
Chiến lược tái mở cửa: Chiến lược tái mở cửa: Một số quốc gia châu Âu nơi đại dịch Covid-19 dường như đã đạt đỉnh, đang từ từ mở cửa nền kinh tế của mình. Do chưa có vaccine hay một phương pháp điều trị hiệu quả cho dịch bệnh, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải cân đối lợi ích của việc nối lại hoạt động kinh tế nguy cơ tỷ lệ lây nhiễm gia tăng trở lại. Trong khi chiến lược tái mở cửa khác nhau giữa các quốc gia, tuy nhiên, dường như châu Âu đang mở cửa trở lại sớm hơn so với chu kỳ tại Trung Quốc.
Kinh tế Toàn cầu:
Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ thu hẹp 3,2% trong năm nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tàn khốc, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố hôm 13/5. Thương mại thế giới được dự báo sẽ giảm gần 15% trong năm 2020, trong bối cảnh nhu cầu giảm mạnh trên toàn thế giới, cũng như sự gián đoạn toàn cầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đại dịch dự kiến sẽ khiến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm 8,5 nghìn tỷ USD trong hai năm tới, xóa sạch gần như tất cả thành tích của 4 năm trước đó, đánh dấu sự suy giảm mạnh nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930. Báo cáo ước tính rằng GDP ở các nền kinh tế phát triển sẽ giảm tới 5,0% trong năm nay. GDP của các nước đang phát triển sẽ giảm 0,7%.
Theo phát biểu của thổng đốc NHTW Anh, Nhật Bản và chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết họ hiện không xem xét đến việc hạ lãi suất xuống dưới 0% hoặc không cắt giảm lãi suất âm sâu hơn nữa (đối với trường hợp của Nhật Bản). Tuy nhiên, người đứng đầu NHTW Anh và Mỹ cũng không loại bỏ khả năng sẽ sử dụng đến công cụ lãi suất âm trong tương lai. Riêng chủ tịch Fed Jerome Powell còn bổ sung rằng Ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ của họ tới công suất tối đa cho tới khi cuộc khủng hoảng qua đi và nền kinh tế trên đường phục hồi, gợi ý khả năng nền kinh tế và thị trường sẽ còn nhận được nhiều kích thích hơn nữa trong tương lai
Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam:
Chứng khoán trong nước tiếp tục có sự khởi đầu thuận lợi trong 2 tuần đầu tháng 5 với mức tăng mạnh 5,8% và 1,63% (tương đương 57,92 điểm) và ở trong Top các thị trường có mức tăng mạnh nhất trong tuần vừa qua. Hỗ trợ đà tăng là sự bùng nổ về thanh khoản khi thị trường bứt phá thành công khỏi vùng tích lũy để bước vào sóng tăng mới. Bên cạnh đó, tín hiệu tích cực từ khối ngoại đã mua ròng mạnh mẽ cũng hỗ trợ tâm lý thị trường trong tuần vừa qua.
Thị trường đã tạo sự lan tỏa rộng khắp ở các nhóm cổ phiếu, ngoài nhóm Vn30 thì nhóm ETF cũng có mức tăng rất tốt, đặc biệt ở nhóm Midcap và FinSelect. Theo đó, nhóm Finlead tăng ở mức 3,22%, tiếp đến là nhóm Finselect tăng 4,32%, nhóm Diamond tăng 3,83%. Ngoài ra nhóm Midcap có mức tăng mạnh nhất với 4,6% và Smallcap tăng 3,11%.
TTCK đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục tàn phá nhiều nền kinh tế trên thế giới. Riêng đối với TTCK Việt Nam, việc kiểm soát tốt dịch bệnh kèm theo việc mở cửa lại các địa điểm công cộng, các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ…, đã và đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên tốt hơn.
Về xu hướng dòng tiền: Dòng tiền mới đổ vào thị trường chưa có dấu hiệu dừng lại, thanh khoản tuần vừa qua tăng mạnh trong đó phiên phiên thứ Tư bùng nổ mạnh mẽ, giá trị khớp lệnh bình quân đạt trên 4.796 tỷ đồng, cao nhất kể từ năm 2018 đến nay. Trong khi đó, tổng giá trị giao dịch đạt trên 6.240 tỷ đồng, tăng 20,1% so với tuần trước đó.
Về giao dịch của khối ngoại: Tín hiệu tích cực trong tuần vừa qua là khối ngoại giảm bán và trở lại mua ròng trong phiên cuối tuần, kết thúc 26 phiên bán ròng liên tiếp trước đó
Dòng vốn quốc tế đã quay trở lại ở thị trường Emerging nhưng chủ yếu tập trung ở thị trường Trung Quốc, trong khi đó ở thị trường Việt Nam đây là tuần đầu tiên sau 4 tháng dòng tiền quốc tế mới quay trở lại mua ròng.
Ở thị trường trong nước, dòng vốn đầu tư quốc tế qua kênh ETF trở lại mạnh mẽ trong tuần vừa qua và tập trung ở 2 quỹ ETF là Diamond và Finselect, kể từ đầu năm cho tới nay dòng vốn qua kênh ETF bị rút khoảng 55,29 triệu USD, chủ yếu tập trung ở 2 quỹ VanEck và FTSE Vietnam
Đồ thị Vnindex ngày 15/05/2020.
Với hiệu ứng tích cực và kỳ vọng vào các ( ĐIỂM SÁNG TỪ HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG NGÀY 09/05/2020: Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch Covid-19 – Quý vị có thể xem chi tiết tại đây:https://cophieu86.com/market-strategy-weekly-11-05-15-05-2020-y-chi-chi-dao-manh-giao-dich-soi-dong-nhip-tang-moi/, tín hiệu tích cực về dòng tiền và hoạt động mua ròng của khối ngoại tiếp tục là động lực cho sự phục hồi ấn tượng của thị trường. Ở 3 phiên cuối tuần thị trường phải đối mặt với áp lực chốt lời diễn ra trên diện rộng, có thời điểm thị trường giảm gần 10 điểm nhưng các trụ và nhóm cổ phiếu dẫn dắt đã trở lại kịp thời nâng đỡ chỉ số chỉ giảm điểm nhẹ, đó là biểu hiện của thị trường khỏe và tăng vững, người cầm hàng kiên trì nắm giữ luôn có lợi thế trong khi người lướt sóng có khả năng bị mất hàng.
Dòng tiền lớn đổ vào thị trường chính là nhân tố giúp thị trường ngược dòng chứng khoán thế giới trong tuần vừa qua. Áp lực chốt lời ở 2 phiên cuối tuần diễn ra ở nhóm Vn30 và một số cổ phiếu vốn hóa đã khiến dòng tiền dịch chuyển sang nhóm smallcap để tìm kiếm cơ hội, đây cũng là tuần tăng thứ 6 liên tiếp của nhóm cổ phiếu này, tuy vậy mức tăng mạnh nhất trong tuần vừa qua lại nằm ở nhóm các ETF, bình quân 3 ETF này tăng 3,8% gấp đôi mức tăng của thị trường chung. Độ rộng thị trường trong tuần vừa qua cũng khá tích cực dù thị trường có tới 3 phiên giảm, bên cạnh đó dòng tiền lớn đã hấp thụ phần lớn lượng cổ phiếu chốt lời nên giúp thị trường vẫn trụ vững trên ngưỡng 823 điểm trước áp lực chốt lời.
Kết hợp với thông tin tích cực từ NHNN giảm lãi suất cùng với thời điểm họp đại hội cổ đông mở lại sau ngày dài hoãn vì dịch bệnh, đi kèm đó là thông tin chia chác hay tăng vốn của khối ngân hàng, ý chí tạo lập còn tỏ ra mạnh mẽ hơn nữa.TTCK Việt Nam nếu có mong muốn đạt mức cân bằng và phát triển bền vững hơn vẫn phải chú trọng đến việc thu hút dòng tiền đầu tư đến từ bên ngoài bên cạnh dòng tiền nội đang được cải thiệt tốt trong các tháng gần đây.Mặt bằng chung các cổ phiếu cũng đã có sự phục hồi tốt kể từ giai đoạn đáy 660 điểm. Thị trường điều chỉnh rung lắc là cần thiết. CHƯA THỂ LÀ PHÂN PHỐI VÀ ĐÀ TĂNG VẪN CÒN.
Do vậy có thể thấy, áp lực chốt lời đã không làm thị trường giảm điểm trong khi độ rộng thị trường vẫn tích cực cho thấy dòng tiền mới vẫn kỳ vọng thị trường sẽ mở rộng đà tăng. Trong kịch bản tích cực, chỉ số VNIndex duy trì trạng thái dao động trong vùng từ 820 điểm đến 840 điểm và dòng tiền có sự xoay vòng giữa các nhóm cổ phiếu. Nhịp tăng mới sẽ tiếp tục nếu thị trường vượt thành công ngưỡng 840 điểm hướng tới vùng kháng cự cao hơn 862 điểm.
Tuy nhiên, dự phòng kịch bản thận trọng nếu vùng 820+/- điểm bị phá vỡ, vùng đỉnh ngắn hạn sẽ hình thành và xu hướng giảm điểm có thể sẽ kéo chỉ số tiệm cận về các vùng hỗ trợ thấp hơn sát mức 800 +/-điểm.
Thị trường đang ở giai đoạn phân hóa mạnh mẽ ở mặt bằng cố phiếu và cũng đã đi vào giai đoạn điều chỉnh ở chỉ số chung. Với diễn biến lúc này có thể thấy, khả năng thị trường sẽ điều chỉnh và phân hóa ở mặt bằng cổ phiếu và chỉ số VN-INDEX sẽ đi vào vùng giao động hẹp do đang được neo giữ bởi một vài cổ phiếu vốn hóa lớn. Một khả năng khác là dòng tiền vẫn chờ đợt một sự điều chỉnh thực sự ở chỉ số chung chứ không chỉ ở mặt bằng cổ phiếu khi đó nhịp giảm sẽ retest các mức hỗ trợ thấp hơn và sẽ tạo đáy sau cao hơn đáy trước để đẹp về mặt kỹ thuật.
Chiến lược đầu tư: Mặt bằng chung các cổ phiếu cũng đã có sự phục hồi tốt kể từ giai đoạn đáy 660 điểm. Thị trường đã không còn ở giai đoạn tăng điểm đồng loạt như 1 tháng qua và cơ hội đầu tư giai đoạn này sẽ khó khăn hơn.Đối với một số khách hàng của chúng tôi chia sẻ riêng bắt đáy vùng 670 660 thì đến nay Tiếp tục nắm giữ và gia tăng trong các nhịp chỉnh có thể là trong phiên nên có sẵn các kịch bản để ứng xử phù hợp bất kể thị trường đi theo chiều hướng nào khi tình hình dịch bệnh trên toàn cầu chưa được kiểm soát triệt để. Đối với NĐT mới, Hạn chế mua đuổi trong những phiên tăng giá và sử dụng tỷ lệ margin cao, tuân thủ chặt chẽ quy tắc cắt lỗ để bảo toàn trạng thái tài khoản. Nhà đầu tư trung hạn và dài hạn khuyến nghị tiếp tục nắm giữ danh mục và có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh trong phiên để tích lũy thêm cổ phiếu cơ bản tốt và triển vọng tăng trưởng tích cực trong cả năm sau khi dịch bệnh qua đi.
Danh mục cổ phiếu chúng tôi ưu tiên theo dõi gồm: Nhóm Công nghệ: FPT, VGI, CTR; Bán lẻ: DGW; Thực phẩm: VNM, MSN, SX&PP Điện: PC1, POW, PPC NT2; Dược phẩm: IMP, DNM; Vật liệu xây dựng: HPG, PLC; Hưởng lợi giá dầu giảm: DRC, BMP, AAA; phân bón: DPM, BFC; Ngân hàng: VCB ACB VPB; BĐS khu CN: PHR, SZC….. Chưng khoán : SSI, HCM….Dầu khí: PVD, PVS, PVT, BSR..
Bản tin này chúng tôi thu thập thông tin nhiều nguồn tin cậy ().., tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo chắc chắn sự chính xác hoàn toàn và đầy đủ. Các nhận định trong báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết, cẩn thận, theo đánh giá chủ quan của người viết và là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước. Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ một cổ phiếu nào. ĐỂ CÓ CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH MUA BÁN TỪNG CỔ PHIẾU, QUẢN TRỊ DANH MỤC THÌ XIN LIÊN HỆ VÀO HOTLINE.
Xin chân thành cảm ơn!
Source: MBS
==================================================
LÊ HÙNG
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 0961 498 596.
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.
==================================================