MARKET STRATEGY WEEKLY 11/05 – 15/05/2020: Ý CHÍ CHỈ ĐẠO MẠNH MẼ - GIAO DỊCH SÔI ĐỘNG, NHỊP TĂNG MỚI. | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

MARKET STRATEGY WEEKLY 11/05 – 15/05/2020: Ý CHÍ CHỈ ĐẠO MẠNH MẼ – GIAO DỊCH SÔI ĐỘNG, NHỊP TĂNG MỚI.

Lượt xem:5080 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • MARKET STRATEGY WEEKLY 11/05 – 15/05/2020:   Ý CHÍ CHỈ ĐẠO MẠNH MẼ – NHỊP TĂNG MỚI.

    Diễn biến thị trường quốc tế:

                                                                                                                                                

    Chứng khoán toàn cầu khởi đầu tháng 5 thuận lợi sau khi đã có thành quả tốt nhất trong nhiều thập kỷ trong tháng 4 vừa qua. Với mức tăng mạnh trong tháng 4 và tuần đầu tháng 5 vừa qua, nhiều thị trường đã bước ra khỏi thị trường giá xuống (bear market), thậm chí Nasdaq Composite đã xóa sạch đà giảm sâu trong năm nay, khi các cổ phiếu công nghệ nới rộng đà tăng mạnh gần đây, trong khi nhà đầu tư dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ sớm mở cửa trở lại.

    Đà tăng của thị trường trong tuần vừa qua tiếp tục phần kỳ với các dữ liệu kinh tế, sự phần kỳ giữa chỉ số chứng khoán và các yếu tố cơ bản tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi của giới đầu tư. Tuy vậy, ngoài những dự liệu kinh tế u ám từ PMI đến thất nghiệp, giới đầu tư vẫn hy vọng vào những điểm sáng từ thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn 1 đến giữ liệu thương mại từ Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu tốt hơn dự báo trong tháng 4/2020. Theo đó, dữ liệu từ Tổng cục Hải quan công bố hôm thứ Năm cho thấy kim ngạch xuất khẩu tăng 3,5% trong tháng 4, trái ngược hoàn toàn với dự báo sụt 15,7% từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters. Dữ liệu kinh tế gần đây của Trung Quốc, nơi khởi phát dịch Covid-19, được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ vì quốc gia này là một trong những nơi đầu tiên nới lỏng các biện pháp phong tỏa.

    Tình hình dịch Covid-19:

    Tính đến hết ngày 10/05, thế giới ghi nhận hơn 4,1 triệu trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 2,5% trong 24h. Tốc độ tăng trưởng số ca nhiễm trung bình 3 ngày duy trì ở mức 2,4%. Tương tự, tăng trưởng số ca tử vong ngày 24/4 tiếp tục giảm tốc xuống 2,1%, thấp hơn so với mức trung bình 3 ngày là 2,3%.

    Sự lây lan dịch bệnh tại châu Âu đã có xu hướng giảm với số ca nhiễm mới/ngày hiện chỉ bằng khoảng 25% mức đỉnh được ghi nhận. Tình trạng dịch bệnh tại Mỹ cũng có dấu hiệu cải thiện khi số ca nhiễm mới/ngày hiện bằng 70% mức đỉnh. Trái lại, một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tại Nam Mỹ, Đông Âu và Trung Đông đang có số ca nhiễm mới tăng nhanh như Nga, Brazil, Arab Saudi, Mexico

    Chiến lược tái mở cửa: Nếu nhìn vào xu hướng lây nhiễm tại các khu vực khác nhau qua ống kính GDP, có thể thấy châu Á và châu Âu là các khu vực có thể bắt đầu mở cửa nền kinh tế trở lại (không xét đến rủi ro làn sóng lây nhiễm thứ hai). Thực vậy, tại châu Âu hiện nay, khoảng gần 80% GDP của châu lục ghi nhận số ca nhiễm mới/ngày giảm xuống mức thấp hơn 25% đỉnh. Trong khi đó, tại châu Á (chủ yếu là Trung Quốc), dịch bệnh đã được ngăn chặn tương đối hiệu quả với hơn 90% GDP châu lục không bị lây nhiễm hoặc số ca nhiễm nhỏ hơn 5 trường hợp/1 triệu dân.

    Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam: NHỊP TĂNG MỚI.

    ĐIỂM SÁNG TỪ HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG NGÀY 09/05/2020: Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch Covid-19:

    Điểm sáng 1: Theo khảo sát mới nhất của Văn phòng thương mai công nghiệp VCCI hồi cuối tháng 4 thì có đến 55% doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh như hiện tại vào quý 3/2020. Nhưng có 22% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh mạnh hơn trong quý 3 và 21% thu hẹp kinh doanh. Chủ tịch VCCI cũng đồng ý với thủ tướng rằng GDP sẽ đạt trên 5%. Việt Nam có cơ hội hóa rồng nếu tận dụng cơ hội hiện tại. Đầu tư công có thể lên tới 30 tỷ USD trong năm nay.

    Điểm sáng 2: Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế mới đây cũng cho biết, một số nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam vì “tin tưởng vào tính an toàn”. Thực tế, thời gian qua các hãng công nghệ Mỹ, Hàn Quốc đang đẩy nhanh sự đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc mùa dịch và một số đã lựa chọn Việt Nam. Apple gần đây liên tục tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam với các vị trí từ kỹ sư, quản lý vận hành. Kiểm soát tốt dịch bệnh cho Việt Nam cơ hội là điểm đến đầu tư hấp dẫn, khi các nước muốn chuỗi cung ứng giảm phụ thuộc Trung Quốc.

    – Theo Hiệp hội thủy sản Việt Nam VASEP thì xuất khẩu tôm năm nay có khả năng tăng 15% so với 2019. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm có thể đạt 8.6 tỷ USD. Trong xuất khẩu tôm tăng lên 3.8 tỷ USD xuất khẩu bù lại mức giảm của cá tra. Một tín hiệu đáng mừng cho nhóm cổ phiếu ngành tôm.

    Với ngành dệt may, ông Lê Tiến Trường – Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng dự báo, cầu sẽ tăng sau dịch nhưng “từ từ chứ khó tăng ngay”. Vì thế, doanh nghiệp sản xuất, trong đó có dệt may phải sẵn sàng chuẩn bị, chuyển hướng để đón đầu cơ hội, “điểm rơi” chuỗi cung ứng khi cầu quay trở lại.

    Điểm sáng 3: Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ đảm bảo điều hành chính sách tiền tệ để ổn định vĩ mô, tạo điều kiện để hồi phục nền kinh tế sau dịch. NHNN cũng sẽ giữ ổn định tỷ giá, sẵn sàng can thiệp, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ cho nền kinh tế. Thống đốc cũng cam kết đủ vốn cho nền kinh tế, căn cứ theo nhu cầu vốn thực tế có thể xem xét tăng chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng cao hơn so với đầu năm. NHNN cũng đã có chính sách điều hành lãi suất phù hợp. Thời gian tới, NHNN xem xét giảm thêm lãi suất điều hành, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và thị trường mở.

    – Điểm sáng 4: Ngày 07/05/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 37/2020 quy định mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán nhằm hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid19. Theo Thông tư 37, kể từ ngày 07 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, có tới 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán được giảm 50% so với quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 272/2016/TT-BTC. Bộ Tài chính kiến nghị nghiên cứu đề xuất tăng hạn mức tín dụng cho ngành chứng khoán; cùng với đó, cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nếu đủ điều kiện được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

    Điểm sáng 5: Bộ công thương đang cơ cấu lại chuỗi cung ứng nguyên vật liệu sản xuất để gia tăng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và chú trọng phát triển thị trường trong nước.Cơ cấu và củng cố thị trường xuất khẩu hàng hóa một số thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Trung quốc và Đông Bắc Á.

    – Điểm sáng 6: Đại diện EURO CHAM ( đại diện cho hơn 1000 doanh nghiệp châu âu) :Các doanh nghiệp Châu Âu sẽ hợp tác với Việt Nam trong việc khôi phục kinh tế Hậu dịch và họ cũng mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn nữa sau hiệp định EVFTA có hiệu lực (Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua trong kỳ họp tháng 5 tới). Đây là cách để các doanh nghiệp EU CHAM giảm bớt rủi ro tác động từ chiến tranh thương mại và bảo hộ mậu dịch một số quốc gia trên thế giới. Trong khi một số nước trên thế giới còn đang lặn ngụp vì dịch bệnh thì Việt Nam đã thoát ra và kêu gọi hợp tác đầu tư vào Việt Nam.

    – Điểm sáng 7: Một lần nữa, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh Việt Nam vẫn theo đuổi chiến lược mục tiêu kép, là vừa chống dịch, vừa tăng trưởng kinh tế, để “ngọn lửa tăng trưởng phải cháy, sớm bùng lên trở lại khi dịch được kiểm soát“. Việt Nam không quá phụ thuộc vào thị trường thế giới. Trước khó khăn của đại dịch, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân, nền kinh tế. Khi các lệnh giãn cách được nới lỏng, dịch bệnh đi qua thì nền kinh tế sẽ như chiếc lò xo nén lại, giờ là lúc phải bung ra. Lúc này chúng ta phải khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP đạt mức tăng trưởng 5%, cao hơn dự báo của IMF và kiểm soát lạm phát dưới 4%.”Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam cần đóng góp vào phát triển, kinh tế sau dịch phải hình chữ V, chứ không phải chữ U, càng không phải chữ W”, Thủ tướng khẳng định.

    Theo WB, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc sau khi nới lỏng giãn cách xã hội và mức xếp hạng “ổn định” của Fitch đưa ra gần đây khẳng định viễn cảnh tăng trưởng mạnh trong trung hạn của Việt Nam, dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, mức nợ chính phủ thấp và khu vực kinh tế đối ngoại có khả năng chống chịu, bao gồm cả dự trữ ngoại hối ở mức khá lớn.

    Về thông tin kinh tế vĩ mô Việt Nam, việc chống dịch Covid-19 hiệu quả đã tạo tiền đề để tái khởi động lại nền kinh tế sớm hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Thông tin Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại VietinBank, Vietcombank và BIDV giảm gần 108.200 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm cho thấy việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong quí I có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này. Đây chính là một động lực cho sự phục hồi của nền kinh tế cũng như các ngành xây dựng, vật liệu XD được hưởng lợi và tác động tích cực với TTCK.

    DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VN:

    Sau khi tăng tới 16,08% trong tháng 4, là thành quả tốt nhất theo tuần kể từ năm 2009, đồng thời lọt Top các thị trường có mức tăng tốt nhất trên toàn cầu. Chứng khoán trong nước tiếp tục có sự khởi đầu thuận lợi trong tuần đầu tháng 5 với mức tăng mạnh 5,8% (tương đương 44,62 điểm) và ở trong Top các thị trường có mức tăng mạnh nhất trong tuần vừa qua. Hỗ trợ đà tăng là sự bùng nổ về thanh khoản khi thị trường bứt phá thành công khỏi vùng tích lũy để bước vào sóng tăng mới.

    TTCK đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục tàn phá nhiều nền kinh tế trên thế giới. Riêng đối với TTCK Việt Nam, việc kiểm soát tốt dịch bệnh kèm theo việc mở cửa lại các địa điểm công cộng, các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ…, đã và đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên tốt hơn. Theo đó, số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trong tháng 4 vừa qua tiếp tục bùng nổ chỉ xếp sau con số kỷ lục 40.651 tài khoản được thiết lập vào tháng 3/2018 khi VN-Index đạt đỉnh lịch sử 1.200 điểm.

    Về xu hướng dòng tiền: Dòng tiền mới đổ vào thị trường, thanh khoản tuần vừa qua tăng mạnh trong đó phiên cuối tuần bùng nổ mạnh mẽ, giá trị khớp lệnh bình quân đạt trên 3.762 tỷ đồng, cao hơn với mức bình quân kể từ đầu năm cho tới nay. Trong khi đó, tổng giá trị giao dịch đạt trên 4.973 tỷ đồng, tăng 20,1% so với tuần trước đó.

    Bên cạnh đó, trong phiên ngày 08/05 vừa qua, tự doanh CTCK mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó mua mạnh nhóm cổ phiếu VN30.

    Về giao dịch của khối ngoại: Tín hiệu tích cực trong tuần vừa qua là khối ngoại giảm bán và trở lại mua ròng trong phiên cuối tuần, kết thúc 26 phiên bán ròng liên tiếp trước đó. Trong tuần vừa qua họ, tuần bán ròng thấp nhất trong 12 tuần vừa qua trên sàn HSX.

    Quỹ hoán đổi danh mục ETF VFMVN Diamond sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên HoSE vào ngày 12/5 với 10,2 triệu đơn vị, tương đương vốn điều lệ 102 tỷ đồng. Công ty quản lý là Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM). Đây là quỹ mô phỏng theo chỉ số VN Diamond Index được xây dựng bởi HoSE , tiêu chí lựa chọn quan trọng là các cổ phiếu đã gần hết room ngoại (tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài).Theo danh mục dự kiến kỳ tháng 4, rổ chỉ số gồm 14 cổ phiếu thành phần chiếm khoảng 15% tổng giá trị vốn hóa thị trường.

    Diễn biến phục hồi của thị trường chứng khoán toàn cầu trong tuần qua chủ yếu nhờ vào việc tái mở cửa nền kinh tế sớm hơn dự kiến, bên cạnh đó là việc Mỹ – Trung nhất trí thúc đẩy thực hiện thỏa thuận thương mại bất chấp “trò chơi đổ lỗi” giữa đại dịch. Bên cạnh đó, hiệu ứng bơm tiền mạnh của các NHTW vẫn đang là một nỗ lực đáng kể giúp thị trường duy trì đà phục hồi từ đáy và đảm bảo thanh khoản trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng có phần lạc quan khi cho rằng những gì xấu nhất do cú shock của Covid19 đã phản ánh vào nền kinh tế và triển vọng mở cửa sẽ giúp kinh tế toàn cầu giảm bớt khó khăn mặc dù để đạt như mức bình thường trước đó có thể cần một khoảng thời gian dài. 

    Trong các kịch bản tuần trước, chúng tôi có dự đoán răng “sau khi test lại ngưỡng 750 và tích lũy đủ, VNI sẽ break thành công ngưỡng cản 800 và tiến lên các ngưỡng cao hơn” và với mức tăng tuần vừa rồi đều theo sát kịch bản của chúng tôi. Ngắn hạn, nhịp hồi phục của TTCK thế giới và Việt Nam vẫn đang tiếp diễn, vùng tâm lý sợ rủi ro của giới đầu tư có vẻ như đã tạm thời đi qua và tâm lý tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lời ngắn hạn đang quay trở lại rất rõ. Dòng tiền xoay vòng liên tục qua các nhóm cổ phiếu từ Midcap, penny và trở lại Bluechips. Do đó, cơ hội ngắn hạn vẫn đang mở ra và hấp dẫn dòng tiền quay trở lại.

    Kịch bản 1 (lạc quan 70%): VN-Index duy trì xu hướng tăng hướng đến vùng 825 +/- 862 điểm!

    Kịch bản 2 (Thận trọng 30%): VN-Index kiểm nghiệm lại vùng 790-800 trước khi breakout qua 825.

    Trong một kịch bản thận trọng hơn, thị trường chứng khoán thế giới có thể sẽ điều chỉnh nhẹ sau khi chạm vùng kháng cự 825 vừa qua. Áp lực chốt lời T+ của NĐT cá nhân có thể là nguyên nhân chính của nhịp điều chỉnh này. Vùng hỗ trợ cần retest ngắn hạn là vùng 790-800 điểm trước khi phục hồi tăng trở lại và vượt qua vùng 820 điểm

    Chiến lược đầu tư: Đối với một số khách hàng của chúng tôi chia sẻ riêng bắt đáy vùng 670 660 thì đến nay Tiếp tục nắm giữ và gia tăng trong các nhịp chỉnh có thể là trong phiên nên có sẵn các kịch bản để ứng xử phù hợp bất kể thị trường đi theo chiều hướng nào khi tình hình dịch bệnh trên toàn cầu chưa được kiểm soát triệt để. Đối với NĐT mới, Hạn chế mua đuổi trong những phiên tăng giá và sử dụng tỷ lệ margin cao, tuân thủ chặt chẽ quy tắc cắt lỗ để bảo toàn trạng thái tài khoản. Nhà đầu tư trung hạn và dài hạn khuyến nghị tiếp tục nắm giữ danh mục và có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh trong phiên để tích lũy thêm cổ phiếu cơ bản tốt và triển vọng tăng trưởng tích cực trong cả năm sau khi dịch bệnh qua đi.

    Cơ hội đầu tư: Nhóm cổ phiếu midcap và các cổ phiếu trong nhóm ETF, các cổ phiếu được hưởng lợi từ việc giá dầu giảm, các cổ phiếu thực phẩm thiết yếu và nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công, chuyển đổi số… Ưu tiên các ngành có mức độ tập trung của dòng tiền cao, thanh khoản tốt như: xây dựng và vật liệu xây dựng, thực phẩm, bán lẻ, công nghệ, SX&PP điện, Dược phẩm, săm lốp…

    Danh mục cổ phiếu chúng tôi ưu tiên gồm: Nhóm Công nghệ: FPT, VGI, CTR; Bán lẻ: MWG, DGW; Thực phẩm: VNM, MSN, SX&PP Điện: BTP, POW, PPC; Dược phẩm: DBD, IMP, DNM; Vật liệu xây dựng: HPG; Hưởng lợi giá dầu giảm: DRC, CSM, BMP, AAA; phân bón: DPM, BFC; Ngân hàng: VCB; BĐS khu CN: PHR, SZC.

    Bản tin này chúng tôi thu thập thông tin nhiều nguồn tin cậy (MBS, SSI…), tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo chắc chắn sự chính xác hoàn toàn và đầy đủ. Các nhận định trong báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết, cẩn thận, theo đánh giá chủ quan của người viết và là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước. Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ một cổ phiếu nào. ĐỂ CÓ CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH MUA BÁN TỪNG CỔ PHIẾU, QUẢN TRỊ DANH MỤC THÌ XIN LIÊN HỆ VÀO HOTLINE. Xin chân thành cảm ơn!

     

    ==================================================

    LÊ HÙNG

    TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.

    Liên hệ: 0961 498 596.

    Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/

    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    ==================================================

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn