MARKET STRATEGY WEEKLY 03/08– 07/08/2020: VÙNG CÂN BẰNG TÂM LÝ 780 - ĐÃ "START GAME" MỚI CHƯA??? | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

MARKET STRATEGY WEEKLY 03/08– 07/08/2020: VÙNG CÂN BẰNG TÂM LÝ 780 – ĐÃ “START GAME” MỚI CHƯA???

Lượt xem:1431 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Diễn biến thị trường quốc tế:

    Thị trường thế giới khởi động tuần giao dịch cuối cùng của tháng Bảy với những diễn biến tương đối thận trọng trước thềm cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Trong đó, Fed đã tiếp tục gia hạn các chương trình cứu trợ khẩn cấp đến cuối năm, duy trì lãi suất gần ngưỡng 0% và cam kết sử dụng tất cả các công cụ của mình để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ phục hồi. Nhờ đó, các thị trường được nâng đỡ vào giữa và tuần trước những ảnh hưởng kém tích cực từ báo cáo GDP quý 2 và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ.

    Đà phục hồi kinh tế Mỹ đang mất dần động lực nếu không có thêm các gói kích thích tài khóa mạnh mẽ hơn. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng Bảy của Mỹ được công bố vào thứ Ba vừa qua chỉ đạt 92,6 điểm, thấp hơn so với mức 98,3 điểm tháng liền trước đó. Chưa dừng lại ở đó, tác động của đại dịch virus corona tới nền kinh tế Mỹ đã bị phô bày vào thứ Năm khi chính phủ nước này công cố báo cáo cho thấy GDP quý 2 sụt giảm mạnh nhất từ trước đến nay và có tới 17 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tính đến giữa tháng Bảy . Mức giảm 32,9% của GDP Mỹ mặc dù đáng kinh ngạc nhưng không nằm ngoài kỳ vọng cua nhà đầu tư. Trong khi đó, các thành viên Quốc hội Mỹ và chính quyền tổng thống Donald Trump vẫn đang tiếp tục thương lượng để đưa ra gói hỗ trợ tài khóa mới trước khi các chương trình cứu trợ hiện nay hết hạn.

    Giá vàng chạm ngưỡng cao kỷ lục mới. Đóng vai trò là tài sản dự trữ giá trị trong bối cảnh bất chắc kinh tế từ đại dịch Covid-19 vẫn ở mức cao, vàng tiếp tục là điểm đến của những dòng tiền tìm nơi trú ẩn an toàn. Giá vàng đã chạm ngưỡng cao kỷ lục trong tuần này, vượt ngưỡng đỉnh lịch sử 1.921 USD/ounce đạt được trước đó vào năm 2011, và ghi nhận mức tăng hơn 25% từ đầu năm đến nay.

    Một tín hiệu tích cực là đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc theo như các chỉ số công bố vẫn đi đúng hướng. Các chỉ số PMI chính thức tháng Bảy của Trung Quốc tiếp tục cho thấy triển vọng phục hồi kinh tế khả quan tại quốc gia châu Á này. Cụ thể chỉ số PMI sản xuất tăng lên 51,1 điểm từ 50,9 điểm trong tháng Sáu.

    Bên cạnh đó, các chỉ báo sớm về kết quả kinh tế tháng 7 cũng khởi sắc trong các nền kinh tế phát triển. Cụ thể, chỉ số PMI tạm tính cho lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 7 của Mỹ lần lượt tăng lên 51,3 điểm và 49,6 điểm. Doanh số bán nhà mới tại Mỹ cũng tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2007, ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng 13,8% so với tháng liền trước. Hoạt động kinh doanh tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu tiên trở về trạng thái mở rộng kể từ tháng Hai đầu năm và đạt tốc độ tăng nhanh nhất trong hơn 2 năm qua. Chỉ số PMI gộp tạm tính cho khu vực đồng euro trong tháng 7 tăng lên 54,8 điểm từ mức 48,5 điểm của tháng 6 (trong đó 50 điểm là ngưỡng phân cách giữa trạng thái mở rộng và thu hẹp). Cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế khu vực này đều tăng trưởng, với số đơn đặt hàng mới gia tăng và số người lao động mất việc làm giảm dần.

    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM:

    Đồ thị Vnindex 31.08.2020.

    Diễn biến thị trường chứng khoán trong nước:

    Sau gần 100 ngày bình yên, làn sóng covid-19 bất ngờ quay trở lại Việt Nam và tác động mạnh mẽ đối với thị trường chứng khoán, độ biến dao động của thị trường tăng vọt trong 3 phiên đầu tuần như đã xảy ra hồi tháng 3 vừa qua. Thị trường chứng khoán trong nước khép lại tháng 7 với tuần giảm thứ 2 liên tiếp, đứng thứ 2 toàn cầu về mức giảm trong tuần vừa qua và cũng là thị trường giảm mạnh thứ 2 toàn cầu trong tháng 7. Thanh khoản tuần vừa qua được cải thiện nhờ lực cầu bắt đáy khi thị trường có tới 2 phiên giảm sâu, bên cạnh đó khối ngoại cũng mua ròng 5 phiên liên tiếp. Sau giai đoạn lình xình đi ngang ở khu vực 870 điểm, chỉ số VN-Index đã có 2 tuần giảm liên tiếp hơn 8%, đà rơi chững lại khi thị trường về ngưỡng 780 điểm.

    Ngoài áp lực từ làn sóng dịch covid tái bùng phát khi các ca nhiễm cộng đồng đang ngày một gia tăng ở cả trong nước và thế giới, thị trường chứng khoán còn chịu áp lực bủa vây từ các yếu tố bất lợi như: căng thẳng ngoại giao Mỹ – Trung lên đỉnh điểm khi 2 nước đang có những hành động ăn miếng trả miếng, qua đó châm ngòi cho tâm lý né tránh rủi ro. Bên cạnh đó là việc dòng tiền chảy từ cổ phiếu sang kênh trú ấn an toàn như vàng và trái phiếu.

    Việc thị trường suy yếu của thị trường trong nước so với đà phục hồi của chứng khoán toàn cầu đã khiến nhiều nhóm cổ phiếu giảm mạnh trở lại. Đặc biệt là các nhóm bị tác động trực tiếp từ covid như: bán lẻ, dịch vụ, bảo hiểm…hiện đã giảm hơn 30% kể từ đầu năm.

    Về xu hướng dòng tiền: Tuần vừa qua cũng là tuần có thanh khoản cao nhất trong 3 tuần gần, thanh khoản bình quân mỗi phiên đạt hơn 4.100 tỷ đồng (giảm nhẹ 2% so với tuần trước). Khép lại tháng 7, hanh khoản bình quân toàn thị trường đạt 5.505 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng cao hơn 18% so với ức bình quân của cả năm 2019. Trong tháng 7 vừa qua, thanh khoản toàn thị trường đạt 5.328 tỷ đồng, giảm 32,5% so với tháng 6, tuy vậy mức thanh khoản trong tháng 7 vẫn cao thứ 3 sau tháng 6 (7.900 tỷ đồng) và tháng 5 (6.600 tỷ đồng).

    Sự sụt giảm nhanh của thị trường đã kích hoạt làn sóng bán tháo cắt lỗ của NĐT cá nhân với mức bán ròng hơn 1.600 tỷ đồng trong tuần qua. Tuy nhiên, điểm lạc quan là nhóm Tổ chức nước ngoài và khối tự doanh trong nước đã chuyển từ trạng thái bán ròng 5 tuần liên tiếp sang mua ròng 791 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Đây chính là điểm sáng giúp thị trường hãm đà rơi, động thái này khác với mạnh bán ròng trong tháng 3 vừa qua.

    Khối ngoại đã có tuần mua ròng đầu tiên sau chuỗi 5 tuần bán ròng liên tiếp, tổng giá trị mua ròng trên sàn HSX trong tuần vừa qua đạt 700 tỷ đồng, trong đó mua ròng thông qua khớp lệnh đạt 467 tỷ đồng. Các nhóm cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh là: Vingroup, ngân hàng, sản xuất và phân phối điện…Đối với nhóm ETF, tuần vừa qua khối ngoại mua ròng ở 2 nhóm là Finselect và Finlead sau 6 tuần bán ròng.

    Dòng vốn đầu tư quốc tế: Sự suy yếu của đồng USD đã tạo điều kiện cho sự phục hồi trở lại của nhóm chỉ số MSCI khu vực thị trường mới nổi (MSCI EM) đã khiến dòng tiền quay lại một số thị trường như: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản…Ở thị trường trong nước, dòng vốn đầu tư quốc tế qua kênh ETF đã duy trì hút được vốn ròng tuần thứ 2 liên tiếp trong tuần vừa qua với giá trị 2,85 triệu USD nhờ quỹ VanEck, FTSE Vietnam và FIN LEAD nhưng rút ròng nhẹ ở quỹ VNFVN30 ETF. Đây là con số hút vốn ròng theo tuần mạnh nhất kể từ sau đợt rút ròng vừa qua

    Kết Luận:

    Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, mặc dù Việt Nam đang ảnh hưởng bởi làn sóng lây nhiễm Covid thứ 2 trong cộng đồng nhưng rủi ro do Virus lần này đối với thị trường khác hẳn giai đoạn tháng 3 ở một số điểm nhấn sau:

    • Chính phủ xác định dịch ở đâu dập ở đó chứ chưa cần cách ly xã hội trên diện rộng. Ổ dịch lớn nhất là tại Đà Nẵng, thành phố này đã nhanh chóng được phong tỏa, giãn cách xã hội, trong khi các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đều được tiến hành khoanh vùng, rà soát, xét nghiệm trên diện rộng để ngăn chặn sự lây lan của virus. Do đó chúng ta có cơ sở kỳ vọng sớm khống chế và hình thành đỉnh dịch và giảm dần trong thời gian tới qua đó hỗ trợ TTCK sớm tạo vùng đáy cân bằng chắc chắn.
    • Trong nhịp giảm tháng 3, khi thị trường giảm NĐTNN bán ròng rất mạnh thì lần này khi NĐT cá nhân ồ ạt cắt lỗ thì NĐT tổ chức nước ngoài mua và mua rất mạnh. Điều này chứng tỏ NĐTNN có góc nhìn lạc quan và có vẻ họ tin vào khả năng dập dịch của Việt Nam.
    • Nếu như trong tháng 3 TTCK toàn cầu giảm mạnh cùng TTCK Việt Nam thì lần này các chỉ số toàn cầu gần như đi ngang trong bối cảnh các NHTW duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng mạnh tay nhất lịch sử. Chính vì vậy, làn sóng lây nhiễm thứ 2 thậm chí thứ 3 diễn ra ở rất nhiều quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, nhưng TTCK gần như không ảnh hưởng nhiều.
    • Đợt giảm này chúng ta đều có định hướng ngành nghề công ty nào sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực và không chịu ảnh hưởng. Cho nên với định hướng đầu tư sẵn có kết hợp Tiền rẻ đang rất nhiều thì NĐT cũng không còn ngỡ ngàng như đợt trước.

    Một số điểm lạc quan về triển vọng kinh tế sắp tới:

    WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 đứng thứ 5 thế giới: Báo cáo cho thấy, kinh tế Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 trong nửa đầu năm 2020, vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn. Trong trường hợp tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020 khiến cho nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm nay và 6,8% trong năm 2021, nếu tình hình trong nước và quốc tế thuận lợi.

    EVFTA chính thức có hiệu lực kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ kinh tế Việt Nam vượt qua dịch bệnh COVID-19: Đây được ví như tuyến “đường cao tốc” mở ra cơ hội đẩy mạnh giao thương giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam và chiếm 14.9% tổng giá trị nhập khẩu toàn cầu. Việc thâm nhập thành công thị trường EU đồng nghĩa với việc Việt Nam có cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác với cùng lúc 27 quốc gia thành viên, góp phần giải quyết bài toán đầu ra về mở rộng, đa dạng hóa thị trường, tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

    Việc thị trường đã kết thúc nhịp điều chỉnh hay chưa vẫn là câu hỏi khó khi thời gian phía trước là vùng trũng thông tin. Khả năng điều chỉnh tiếp vẫn còn hoặc ít nhất là các phiên retest ngưỡng hỗ trợ, nhìn chung diễn biến thị trường vẫn bị chi phối bởi các thông tin về covid trong nước, khả năng gây sức ép khiến thị trường giảm sâu đã giảm nhưng vẫn là yếu tố gây trở ngại cho xu hướng tăng. Tình tình bệnh dịch là rất khó dự báo, do vậy nhà đầu tư nên chuẩn bị các kịch bản để ứng phó cho phù hợp với diễn biến của thị trường

    Đây chính là “giai đoạn bình thường mới” của cả kinh tế và TTCK trước các ảnh hưởng từ dịch bệnh, cần xác định trước tâm lý đó là “sống chung và chiến đầu” với dịch cho đến khi Vắc-xin chính thức được cấp phép. Toàn cầu đang trong giai đoạn TIỀN RẺ nên Thận trọng chứ Không có gì phải bi quan quá về thị trường sắp tới khi mà kinh tế vĩ mô hay diễn biến giao dịch trên thị trường đang ủng hộ quan điểm thị trường cuối cùng cũng sẽ vượt khó đi lên.

    Trong tuần này, chúng tôi cho rằng thị trường vẫn dao động trong vùng tích lũy 780 – 810 điểm trong kịch bản cơ bản. Trong trường hợp số ca nhiễm, tử vong vẫn tiếp tục gia tăng thì khả năng thị trường sẽ thoái vui về vùng 750 760 điểm. Việc thông tin xấu tập trung ra cuối tuần có thể gây áp lực bán tiêu cực vào thứ 2 đầu tuần thị trường có thể sẽ kiểm nghiệm vùng cân bằng tâm lý 780 tuần trước. Thanh khoản kỳ vọng duy trì mốc 4 -5k tỷ khi một lượng tiền chuyển sang giao dịch phái sinh trong tuần vừa rồi.

    Thận trọng trong giai đoạn ngắn hạn nhưng chuẩn bị sẵn danh mục có thể giải ngân. Chia các khoảng giải ngân dần với các vùng hỗ trợ ưu tiên như, vùng ưu tiên 1 xoay quanh ngưỡng 780 điểm, vùng ưu tiên giải ngân thứ 2 xoay quanh VN-Index 750 – 760 điểm hoặc thấp hơn Chỉ số lúc này chưa hẳn được ưu tiên bằng mặt bằng từng cổ phiếu khi chúng tôi nhận thấy rằng 40% cp đà về vùng đáy cuối tháng 3 đầu tháng 4. Cơ hội cho dòng tiền lúc này đang tìm kiếm các mã cổ phiếu vẫn giữ được đà tăng trưởng hoặc ít bị ảnh hưởng từ dịch bệnh như các nhóm cổ phiếu đầu tư công (HPG,FCN, PLC ), bất động sản khu công nghiệp ( SZC, NTC) , thực phẩm (GTN) , nhóm thoái vốn, các cổ phiếu ngân hàng có câu chuyện riêng (CTG, STB, ACB) nước sạch (TDM, BWE) , dược phẩm IMP, nhóm cp hưởng lợi từ EVFTA FMC, VHC, Viễn thông, công nghệ ( CTR, VGI).

    Các kịch bản thị trường trong tuần tới: Kịch bản phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bệnh và thông tin kích cầu từ chính phủ.

    Kịch bản 1 (70%) : Với kịch bản cơ sở, trong bối cảnh số ca nhiễm mới chưa thực sự tạo đỉnh, chỉ số VN-Index vẫn sẽ dao động thận trọng quanh vùng 780-810 điểm với thanh khoản tích lũy nhưng có thể nhiều cổ phiếu sẽ tạo đáy sớm và bắt đầu phục hồi.

    Kịch bản 2 (30%): Trong kịch bản kém lạc quan, VN-Index tiếp tục xu hướng điều chỉnh trở lại và xuyên dao động quanh vùng hỗ trợ mạnh 750 – 760 điểm

    Bản tin này chúng tôi thu thập thông tin nhiều nguồn tin cậy (MBS..), tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo chắc chắn sự chính xác hoàn toàn và đầy đủ. Các nhận định trong báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết, cẩn thận, theo đánh giá chủ quan của người viết và là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước. Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ một cổ phiếu nào.

    Xin chân thành cảm ơn!

    ==================================================

    LÊ HÙNG

    TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.

    Liên hệ: 0961 498 596.

    Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/

    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    ==================================================

     

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn