Diễn biến thị trường quốc tế:
Tháng 5 đã chứng tỏ là một tháng khuất phục đối với các tài sản rủi ro, bất chấp xu hướng lịch sử, khi phục hồi vào tháng Tư từ đợt bán tháo rủi ro toàn cầu trong quý đầu tiên. Trong khi đó, khả năng phục hồi năm nay đã đến bất chấp hàng loạt sự sụt giảm, một đợt bùng phát mới của căng thẳng Hoa Kỳ-Trung Quốc và nhiều bằng chứng về sự suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Sự vắng mặt của làn sóng đại dịch thứ hai khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại một cách thận trọng đã khuyến khích những nhà đầu tư sung sức, trong khi tỷ lệ ca nhiễm mới lên đến đỉnh điểm và bắt đầu giảm ở nhiều nước lớn trên thế giới. Tuy nhiên cũng có thể nói rằng việc ảnh hưởng của Covid19 sẽ không tồi tệ như mọi người nghĩ cùng với tín hiệu tích cực về các thử nghiệm vacxin sẽ tạo ra làn song hưng phấn trong tháng 6 tới với động lực là dòng tiền sẽ quay trở lại các thị trường mới nổi
Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings vừa hạ dự báo GDP toàn cầu năm 2020, đồng thời khẳng định suy thoái kinh tế toàn cầu sắp chạm đáy. Hãng này ước tính các gói nới lỏng định lượng toàn cầu (QE) sẽ đạt 6 nghìn tỷ USD vào năm 2020, bằng một nửa tổng số gói nới lỏng định lượng lũy kế của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong năm 2009-2018.
Nền kinh tế toàn cầu bắt đầu dần ổn định trở lại sau khi có thêm chính sách kích thích kinh tế vĩ mô được triển khai trong tháng qua, bên cạnh những gói hỗ trợ “khủng” được công bố trước đó. Đáng chú ý, Mỹ tuyên bố sẽ bổ sung gói kích thích tài khóa trị giá hơn 2% GDP trong khi Italy công bố một loạt biện pháp nới lỏng kinh tế mới, còn Anh cam kết mở rộng chương trình trợ cấp cho người lao động
S&P 500 và Dow Jones đều tăng 3% trong tuần qua, đưa tổng mức leo dốc trong tháng 5 lần lượt lên 4,5% và 4,2%. Nasdaq Composite tăng 1,7% trong tuần này và vọt 6,7% trong tháng 5/2020. S&P 500 leo dốc 38% so với mức đáy hồi tháng 3/2020. Chỉ số này chỉ còn thấp hơn 10% so với mức cao kỷ lục đã xác lập vào tháng 02/2020. Chỉ số S&P500 hiện chỉ còn giảm chưa đầy 6% so với thời điểm đầu năm, thậm chí Nasdaq còn tăng 5,77%. Bên cạnh đó Nikkei 225 của Nhật Bản và Kospi của Hàn Quốc chỉ còn giảm 7,5% so với đầu năm. Ở thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite còn giảm hơn 6%, trong khi đó chỉ số Shenzhen Component đã tăng hơn 0,23% so với đầu năm.
TTCK toàn cầu bước vào tháng 6 với mối quan tâm đến từ căng thẳng thương mại đang leo thang giữ Mỹ và Trung Quốc, bên cạnh đó là vấn đề địa chính trị từ Hồng Kông:
- Mỹ tuyên bố rời khỏi WHO, rút các cơ chế đãi ngộ đặc biệt dành cho Hồng Kông. Theo thông báo được đưa ra tối muộn ngày 29/5, Mỹ tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngừng cấp thị thực vào Mỹ cho các công dân Trung Quốc được xếp vào nhóm có nguy cơ đe dọa an ninh đối với công tác nghiên cứu khoa học của Mỹ, đồng thời thanh tra các công ty Trung Quốc đang niêm yết ở Mỹ.Ông Trump cũng cho biết Mỹ sẽ bắt đầu rút lại các đặc quyền dành cho Hồng Kông, và ông đe dọa sẽ ban bố lệnh trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông “trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc làm giảm mức độ tự chủ của Hồng Kông” sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới.
- Trung Quốc phê chuẩn áp dụng luật an ninh đối với Hong Kong. Đề xuất áp dụng luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong được Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn với số phiếu áp đảo. Luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong được đánh giá có mức ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực này, trong đó quy định cấm ly khai, lật đổ quyền lực nhà nước, khủng bố và sự can thiệp của nước ngoài; đồng thời cho phép các cơ quan an ninh nhà nước của Trung Quốc đại lục hoạt động tại Hong Kong. Sau khi đề xuất được phê duyệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc sẽ soạn thảo luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong và dự kiến hoàn thành trong vòng 2 tháng. Việc phê chuẩn áp dụng luật này được dự báo sẽ châm ngòi các cuộc biểu tình lớn hơn tại Hong Kong khi những người đứng đầu phong trào biểu tình bằng mọi giá sẽ phản đối sức ảnh hưởng ngày càng lớn của chính phủ Trung Quốc đối với Hong Kong..
Xu hướng nới lỏng tiếp tục được các NHTW thực hiện nhằm hỗ trợ kinh tế
- Ngân hàng trung ương Trung Quốc hạ tỷ giá trung tâm nhân dân tệ liên tiếp trong hai ngày 25 và 26/5, xuống thấp nhất hơn 12 năm. Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 25/5 ấn định tỷ giá trung tâm nhân dân tệ (CNY) so với USD ở 7,1209, giảm 270 pip, tương đương 0,38%, so với mức 7,0939 hôm 22/5. Đây là tỷ giá thấp nhất kể từ ngày 28/2/2008. Ngày 26/5, PBOC tiếp tục hạ giá nhân dân tệ, tỷ giá trung tâm còn 7,1293. PBOC từng để CNY suy yếu đáng kể trong năm 2019 khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung căng thẳng nhất. CNY mất giá giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc xóa bỏ phần nào ảnh hưởng từ việc bị Mỹ áp thuế.
- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc tiếp tục cắt giảm lãi suất về mức thấp nhất kể từ 1999. Ủy ban chính sách của Ngân hàng Hàn Quốc đã cắt giảm lãi suất xuống còn 0,5% – mức thấp nhất kể từ khi BOK áp dụng hệ thống chính sách hiện tại vào năm 1999. Bên cạnh đó, Hàn Quốc thông báo dành 40.000 tỷ won (tương đương 32,2 tỷ USD) để cung cấp hỗ trợ tài chính kịp thời cho các ngành công nghiệp “xương sống” của đất nước, trong bối cảnh dịch COVID-19 để lại những tác động nặng nề đối với nền kinh tế.
- Nhật Bản sắp tung ra gói kích thích kinh tế mới trị giá 1.100 tỷ USD. Theo dự thảo ngân sách, Chính phủ Nhật Bản ngày 27/5 sẽ soạn thảo gói kích thích mới trị giá 117,1 nghìn tỷ Yen (1.100 tỷ USD), bao gồm một khoản chi trực tiếp 33 nghìn tỷ Yen nhằm hạn chế tác động kinh tế từ đại dịch Covid-19. Gói kích thích này sẽ bao gồm các biện pháp như tăng chi cho y tế, hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê mặt bằng, hỗ trợ sinh viên bị mất công việc làm thêm và tăng hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị giảm doanh thu. Kinh tế Nhật Bản lần đầu tiên trong bốn năm rưỡi qua đã rơi vào suy thoái trong quý I/2020.
- Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến trong ngày 27/5 (giờ địa phương) sẽ công bố một kế hoạch nhằm giúp nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) phục hồi sau đại dịch COVID-19, với một loạt khoản trợ cấp, tín dụng và bảo lãnh lên đến hơn 1.000 tỷ euro. Mục đích của kế hoạch trên là giúp các nước và các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID19 phục hồi nhanh chóng, và bảo vệ thị trường chung gồm 450 triệu dân của EU không bị chia rẽ bởi sự chênh lệch trong tăng trưởng kinh tế và mức độ thịnh vượng, khi khối này phục hồi từ đợt suy thoái sâu nhất từ trước đến nay được dự đoán sẽ diễn ra trong năm nay.
Tình hình dịch Covid-19:
Tính đến hết ngày 31/05, số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới chạm ngưỡng 6,1 triệu trường hợp với hơn 370.000 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm virus mới hàng ngày trên thế giới trong tuần qua có xu hướng tăng, phần lớn đến từ các quốc gia đang phát triển tại Nam Mỹ và Trung Đông. Trong khi những điểm nóng cũ như châu Âu và Mỹ đều ghi nhận số ca nhiễm mới giảm dần đều. Thậm chí một số điểm nóng mới như Nga và Brazil đều đã đi qua đỉnh dịch.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM:
Tin vĩ mô đáng chú ý trong tuần:
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2020 ước tính tăng 11.2% so với tháng trước và giảm 3.1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2.3%. Ngược lại, ngành khai khoáng giảm 13%; ngành chế biến, chế tạo giảm 2.4%.
Thương mại tháng 5: Tăng nhẹ so với tháng trước, nhưng vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ . Dù phục hồi nhẹ từ tháng 4, xuất khẩu và nhập khẩu trong tháng 5 vẫn giảm lần lượt 15,5% và 15,9% so với cùng kỳ (YoY), đạt lần lượt 18,5 tỷ USD và 19,4 tỷ USD, dẫn đến mức thâm hụt thương mại khoảng 900 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 1,7% YoY đạt 99,4 tỷ USD; tổng kim ngạch nhập khẩu giảm 3,8% YoY đạt 97,5 tỷ USD, dẫn đến thặng dư thương mại 1,9 tỷ USD (cùng kỳ thâm hụt 250 triệu USD).
CPI hạ nhiệt nhờ giá dầu thô thấp trong đầu tháng 5, áp lực lạm phát gia tăng trong tháng 6
Chỉ số CPI tháng 5 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước (MoM) và giảm 1,24% so với đầu năm (YTD), nhưng tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY). CPI trung bình trong 5 tháng 2020 đã tăng 4,39% YoY. Giá dầu thô toàn cầu phục hồi – đã khiến giá xăng dầu bán lẻ trong nước tiếp tục điều chỉnh tăng ngày 28/05 – và giá thịt heo duy trì ở mức cao có thể sẽ tạo ra áp lực lạm phát cao hơn trong tháng 6. Tuy nhiên, Chính phủ đã khuyến khích và và hỗ trợ nhập khẩu cũng như tái đàn heo, chúng tôi kỳ vọng giá thịt heo sẽ dần hạ nhiệt trong các tháng tiếp theo. Tổng Cục Thống kê và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo sản xuất thịt heo sẽ đáp ứng nhu cầu trong quý 3 và sản lượng heo sẽ có thể phục hồi hoàn toàn trong quý 4/2020.
Đồ thị Vnindex 29.05.2020.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong nước:
Chứng khoán trong nước tiếp tục có tuần tăng thứ 4 liên tiếp nhờ dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường vẫn giữ ở mức cao, bên cạnh đó số tài khoản mở mới cũng không ngừng tăng trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, ngoài ra tín hiệu tích cực từ khối ngoại giảm bán ròng cũng hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư trong tuần vừa qua. Với việc liên tếp vượt các ngưỡng 850 điểm đến 860 điểm, độ rộng thị trường khá tích cực với 231 mã tăng, 126 mã giảm giá và 24 mã đứng giá. Nhóm Vn30 thậm chí có tới 20 mã tăng giá, 9 mã giảm giá và 1 mã giữ giá trong tuần vừa qua. Thị trường đã tạo sự lan tỏa rộng khắp ở các nhóm cổ phiếu, ngoài nhóm Vn30 thì nhóm ETF cũng có mức tăng rất tốt, đặc biệt ở nhóm Midcap và Smallcap.
Tuần vừa qua cũng là tuần tăng thứ 5 liên tiếp của nhóm midcap và tuần tăng thứ 8 liên tiếp của nhóm Smallcap. Ngoài ra nhóm Finlead có mức tăng 0,16% và Finselect tăng 0,32%. Theo đó kết thúc tháng 5, nhóm Finlead tăng ở mức tăng mạnh nhất 15,6%, tiếp đến là nhóm Finselect tăng 16,1%, nhóm Diamond tăng 10,1%. Ngoài ra nhóm Midcap có mức tăng 10,3% và Smallcap tăng 8,2%.
Về xu hướng dòng tiền: Về xu hướng dòng tiền: Dòng tiền mới đổ vào thị trường vẫn rất lớn khi tiếp tục bùng nổ so với tuần trước đó. Giá trị khớp lệnh tuần vừa qua đạt 4.824 tỷ đồng, tăng 7,4 % so với tuần trước.
Về giao dịch của khối ngoại: Trong tuần vừa qua, khối ngoại đã mua ròng ở nhóm cổ phiếu Ngân hàng, VN Diamond, Finlead, Finselect, Thực phẩm, Vingroup, Sản xuất & PP Điện, Bất động sản, Cao su tự nhiên, Dược phẩm, Hóa chất, Thủy sản. Ở nhóm 3 chỉ số ETF, tuần vừa qua nhóm Diamond tiếp tục mua ròng 82 tỷ trong khi tuần trước mua 147 tỷ, bên cạnh đó ở 2 nhóm FinLead và FinSelect mua bình quân còn 200 tỷ trong khi tuần trước đó mua ròng 160 tỷ đồng.
Về dòng vốn đầu tư quốc tế: Mạch mua ròng của NĐTNN đã trở lại nhiều hơn như tại Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil, Thái Lan…. Ở thị trường trong nước, dòng vốn đầu tư quốc tế qua kênh ETF đã tiếp tục mua ròng mạnh trong tuần vừa qua nhờ ETF Finlead và VFMVN30 ETF, đặc biệt quỹ bán ròng nhiều nhất đã quay lại mua ròng là quỹ VanEck trong khi không bán ròng ở quỹ nào. Kể từ đầu năm cho tới nay dòng vốn qua kênh ETF bị rút khoảng 46,7 triệu USD, chủ yếu tập trung ở 2 quỹ VanEck và FTSE Vietnam.
Kết Luận: Trong tuần trước chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại : Thị trường điều chỉnh rung lắc là cần thiết khi đi vào vùng áp thấp. CHƯA THỂ LÀ PHÂN PHỐI VÀ ĐÀ TĂNG VẪN CÒN. Quý vị có thể theo dõi bản tin tuần trước tại (https://cophieu86.com/market-strategy-weekly-25-05-29-05-2020-vao-vung-ap-thap-trong-tam-kiem-soat/). TTCK trong 2 tháng qua đã phản ánh xa vời hơn so với các yếu tố cơ bản. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giới đầu tư học được là nên bỏ qua những phân tích ước tính lợi nhuận thông thường và thay vào đó là tập trung vào dòng tiền bơm vào thị trường. Các ngân hàng trung ương cũng đã học được bài học này sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Đối với TTCK Việt Nam, khi diễn biến thị trường có những dấu hiệu khiến nhà đầu tư có cảm giác không chắc chắn thì ngay sau các nhịp tích lũy thị trường lại khỏe bất ngờ cùng hỗ trợ của dòng tiền nội bùng nổ.
Tuần vừa rồi là một trong những tuần như vậy, khi cả thị trường tưởng chừng như chỉ số VN-Index sẽ test ngưỡng 850 điểm sau phiên điều chỉnh đầu tuần được coi là phân phối giả thì thị trường đã bứt phá được kéo và giữ chặt mốc 860 điểm. Điều bất ngờ hơn là VN-Index có một tháng 5 tăng điểm ấn tượng với 4 tuần tăng liên tiếp.
Kịch bản cơ bản trong tuần đầu tháng 6, trường hợp tình hình thế chưa có sự biến động mạnh từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang hay các vấn đề liên quan đến Hồng Kông thì khả năng thị trường sẽ lặp lại kịch bản tích lũy nhẹ quanh vùng 861 điểm và có thể mở rộng đà tăng hướng đến vùng 880-890 điểm. Dòng tiền ngoại vẫn được kỳ vọng sẽ mua ròng, tác động tích cực tới thị trường.
Tiền đang tập trung mạnh vùng này, đang có định hướng đến một số ngành hưởng lợi cụ thể và phân hóa chứ ko lên đồng loạt như giai đoạn trước : Dòng chứng khoán dự phóng kết quả kinh doanh tốt hay lợi nhuận tự doanh; Dòng bds khu công nghiệp càng nóng lên; ngành vật liệu xây dựng với đầu tư công…..Tin nóng từ đại hội cổ đông các công ty (chưa năm nào đặt kế hoạch nhẹ nhàng như năm nay).
Chúng ta không nên đoán đỉnh đoán đáy, qua đỉnh mới thấy đỉnh hãy để mọi thứ tự nhiên, tài khoản của quý vị cũng nên để gia tăng tự nhiên. Không có lý do gì để thị trường đảo chiều ngay lúc này. Ai lướt sóng ngắn theo kỹ thuật tranh thủ các nhịp nhỏ của thị trường phụ thuộc vào trường phái chiến lược của từng người. Đây cũng là thời điểm dành cho những cổ phiếu, ngành có câu chuyện riêng, Trồng cây gì nuôi con gì mới là quan trọng! Hãy tiến hành chiến lược bottom up để sàng lọc các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn đầu tư giá trị. Hãy đầu tư vào các doanh nghiệp triển vọng hơn là việc cố gắng dự báo thị trường đang đi đâu về đâu.
Các kích bản thị trường trong tuần tới:
Kịch bản 1 (lạc quan 70%): VN-Index điều chỉnh kiểm nghiệm trendline vùng 853+/- hoặc tích lũy nhẹ quanh vùng 861+/- (~ fibo 61,8%) trước khi bứt phá rướn lên vùng 880 – 890.
Kịch bản 2 (Thận trọng 30%): Chỉ số VN-Index điều chỉnh sideway quanh ngưỡng 840-860 điểm.
Chiến lược đầu tư:. Đối với một số khách hàng của chúng tôi chia sẻ riêng bắt đáy vùng 670 660 thì đến nay, Tiếp tục nắm giữ và để cho lãi chạy nên có sẵn các kịch bản để ứng xử phù hợp bất kể thị trường đi theo chiều hướng nào khi tình hình dịch bệnh trên toàn cầu chưa được kiểm soát triệt để. Chốt lời danh mục cổ phiếu Bluechips đã tăng nhiều trong thời gian qua, chỉ xem xét nắm giữ những cổ phiếu trụ cột có tín hiệu dòng tiền mạnh và tác động tích cực tới index. Đối với NĐT mới, Hạn chế mua đuổi trong những phiên tăng giá và sử dụng tỷ lệ margin cao, tuân thủ chặt chẽ quy tắc cắt lỗ để bảo toàn trạng thái tài khoản.
Danh mục cổ phiếu chúng tôi theo dõi gồm: Nhóm Công nghệ: FPT, VGI, CTR; Thực phẩm: VNM, MSN, VOC, VLC; SX&PP Điện: POW, PPC; Dược phẩm:, IMP, Vật liệu xây dựng: HPG, PLC, KSB; Hưởng lợi giá dầu giảm: DRC, BMP, AAA; phân bón: DCM DPM, BFC; Ngân hàng: VCB STB CTG; BĐS khu CN: PHR, SZC. Thủy sản : MPC, VHC, nhóm Vinachem thoái vốn: CSV, DGC,…
Bản tin này chúng tôi thu thập thông tin nhiều nguồn tin cậy, tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo chắc chắn sự chính xác hoàn toàn và đầy đủ. Các nhận định trong báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết, cẩn thận, theo đánh giá chủ quan của người viết và là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước. Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ một cổ phiếu nào.
THỊ TRƯỜNG LÊN AI CŨNG LÀ CHUYÊN GIA PHÍM HÀNG, DO VẬY CHÚNG TÔI SẼ KHÔNG CÔNG BỐ DANH MỤC, KHI NÀO TT GẶP KHÓ CHÚNG TÔI SẼ LÊN DANH MỤC. ĐỂ CÓ CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH MUA BÁN TỪNG CỔ PHIẾU, QUẢN TRỊ DANH MỤC THÌ XIN LIÊN HỆ VÀO HOTLINE.
Xin chân thành cảm ơn!
Source: MBS
==================================================
LÊ HÙNG
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Đối tác của cophieu86.com : MBS, HSC, VPS….
Liên hệ: 0961 498 596.
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.
==================================================