1. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BID sẽ trả cổ tức tiền mặt cho năm 2016 là 700đ/cp. BID sẽ trả cổ tức tiền mặt cho năm 2016 với tỷ lệ 7% (tương đương 700đ/cp). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/8/2017 và ngày thanh toán cổ tức là 25/8/2017.
Tỷ lệ cổ tức/giá là 3,33%. Tại thị giá hiện tại là 21.000đ, tỷ lệ cổ tức/giá là 3,33%. Với số lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại là 3.418 triệu đơn vị, thì BID sẽ chi khoảng 2.392 tỷ đồng để trả cổ tức. Nhà nước hiện nắm 95,28% cổ phần và sẽ nhận về 2.279 tỷ đồng cổ tức. Với quy định mới, BID có thể không trả cổ tức tiền mặt để giữ lại tiền để củng cố hệ số CAR. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng Ngân hàng có thể sắp phát hành riêng lẻ (10-20% cổ phần) nâng vốn cấp 1, có lẽ là sẽ hoàn thành trong nửa cuối năm nay. Chi tiết bài phân tích chuyên sâu của BID tại đây.
2. Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SAB) đã công bố KQKD với doanh thu tăng 7% so với cùng kỳ lên 15,78 nghìn tỷ đồng và LNST tăng 1,7% so với cùng kỳ lên 2,43 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận Q2 tăng trưởng kém đi do thuế tiêu thụ đặc biệt tăng.

Dự kiến sẽ có tiến triển mới trong việc bán cổ phần nhà nước vào nửa cuối năm. Gần đây đã có nhiều thông tin mới, cho thấy tiến triển trong quá trình làm thủ tục trình thủ tướng, xem xét phê duyệt bán cổ phần nhà nước tại Habeco và Sabeco vào nửa cuối năm nay, theo đúng như kế hoạch trước đây. Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể, nhưng hiện có nhiều người mua tiềm năng đối với cổ phần Sabeco. Cho dù vậy hiện định giá đang cao nếu so với bình quân khu vực. Mời các bạn xem thêm thông tin về SAB tại đây.
3. CTCP Tập đoàn Masan – MSN đã công bố KQKD 6 tháng: Với doanh thu thuần đạt 18,019 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ và LNST của cổ đông công ty mẹ là 455 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ.
Doanh thu và lợi nhuận giảm do tác động từ xử lý hàng tồn kho của Masan Consumer Holdings và giá thịt heo giảm ảnh hưởng đến Masan Nutri Science. Doanh thu thuần của Masan Consumer Holdings giảm 13,4% so với cùng kỳ trong khi đó EBITDA giảm 45,5% do xử lý hàng tồn kho ở tại các nhà phân phối. Trong khi đó, doanh thu thuần của Nutri Science giảm 9,8% so với cùng kỳ và EBITDA giảm 31,2% so với cùng kỳ do giá thịt heo giảm mạnh trong Q2.
Masan Resources cho kết quả kinh doanh tốt. MSR báo doanh thu thuần tăng 46,6% so với cùng kỳ và EBITDA cũng tăng 45,5% so với cùng kỳ với sản lượng sản xuất và tiêu thụ đều tăng.
Giá thịt heo giảm mạnh vào cuối Q1 có lẽ là yếu tố tác động lớn nhất. Giá thịt heo và heo sống giảm mạnh ngoài dự báo đã ảnh hưởng đến giá bán và nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi. Nhu cầu đối với một số mặt hàng tiêu dùng yếu do điều chỉnh tồn kho ở các nhà phân phối và tăng trưởng một số mảng như mỳ ăn liền (được xem là sản phẩm bão hòa) chậm lại. Tất cả những yếu tố trên là nguyên nhân chính dẫn đến KQKD kém khả quan. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo KQKD 6 tháng cuối năm sẽ phục hồi mạnh nhờ:
– Giá thịt heo và heo giống đã bắt đầu phục hồi nhờ cung nội địa giảm và Trung Quốc nhập khẩu heo sống trở lại.
– Điều chỉnh tồn kho ở kênh bán buôn là yếu tố mùa vụ và nhìn chung là vấn đề ngắn hạn và các kênh bán hàng hiện đã trở lại hoạt động bình thường.
Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 55.000đ, tuy nhiên chúng tôi có thể sẽ điều chỉnh giảm nhẹ mức giá mục tiêu này sau khi điều chỉnh dự báo lợi nhuận phản ánh KQKD 6 tháng kém khả quan. Dù vậy, triển vọng tăng trưởng dài hạn vẫn tiềm năng. Chúng tôi nhận thấy khả năng Techcombank niêm yết trong năm tới và khả năng bán cổ phần thiểu số tại Masan Resources như đồn đoán trên truyền thông Ấn Độ sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trung hạn. Trong khi đó tiềm năng tăng trưởng của chuỗi giá trị đạm động vật, sau gián đoạn tạm thời do tác động từ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, về dài hạn vẫn rất tiềm năng. Định giá cổ phiếu vẫn rất hợp lý. Chi tiết bài phân tích chuyên sâu về MSN tại đây.
(HSC)