MWG: Tập trung cải thiện BLNG chuỗi BHX, hướng tới mục tiêu có lãi năm 2021.
KQKD: Kết thúc 4T.2020, DTT ghi nhận đạt 37.187 tỷ đồng, tăng 8,98% yoy, LNST đạt 1.341 tỷ đồng, giảm 5,83 %yoy. Doanh thu chuỗi TGDĐ sụt giảm 12%, chuỗi ĐMX chỉ tăng trưởng nhẹ 3%yoy trong khi đó chuỗi BHX ghi nhận tăng trưởng đột biến 167%.
Đặc biệt, KQKD trong T4.2020 bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch covid-19 khi doanh thu giảm 14%yoy, trong đó tổng doanh thu của hai chuỗi TGDĐ và ĐMX ghi nhận sụt giảm gần 30% do phải đóng cửa 600 cửa hàng (từ ngày 01/04 đến ngày 15/04) và duy trì tiếp tục đóng 300 cửa hàng ừ ngày 16/04 đến ngày 25/04 theo chỉ thị số 16 về giãn cách xã hội của Chính phủ.
Ngược lại, chuỗi BHX ghi nhận những chuyển biến tích cực với doanh thu toàn chuỗi tăng trưởng 167% yoy với doanh thu trung bình/cửa hàng trong tháng 3 đột biến đạt 1,65 tỷ đồng do hiệu ứng tích trữ thực phẩm và trở về mức bình ổn trong tháng 4 đạt gần 1,4 tỷ, nâng tỷ lệ đóng góp vào doanh thu của toàn công ty lên 16,6% (so với mức 6,8% vào thời điểm tháng 4/2019).
Triển vọng:
(1) Các cửa hàng mở mới trong năm 2019 được kỳ vọng bắt đầu hoạt động ổn định trong năm 2020. Tiềm năng từ việc mở rộng danh mục sản phẩm– tận dụng lưu lượng khách hàng tại các cửa hàng hiện hữu của TGDĐ và ĐMX.
(2) Chuỗi BHX ước tính không còn ghi nhận lỗ từ giữa năm 2021 sau khi quy mô chuỗi dần mở rộng tới vùng hiệu quả.
Thị trường bách hóa tại Việt Nam có giá trị khoảng 60 tỷ đô (theo số liệu Tổng cục thống kê), trong đó nhu cầu mua sắm tại các kênh phân phối hiện đại mới chỉ chiếm 15- 20%, còn lại là dưới hình thức các chợ nhỏ lẻ truyền thống. Kanta Worldpanel dự báo tốc độ phát triển kênh phân phối hiện đại tại Việt nam đạt 28% với tỷ lệ bao phủ kênh hiện đại hiện nay mới đạt 25%. Cũng theo đó nhu cầu đối với các thực phẩm tươi sống cao gấp 3 lần so với nhóm tiêu dùng các sản phẩm FMCG.
(3) Đẩy mạnh mô hình double shop và mở rộng danh mục sản phẩm sang TV, laptop và đồng hồ, tận dụng lưu lượng khách tại các cửa hàng hiện hữu của các chuỗi.
Rủi ro:
(1) Sức ép cạnh tranh đến từ các nhà bán lẻ nước ngoài ở mảng FMCG.
(2) Chuỗi cung ứng và tốc độ phát triển sản phẩm mới bị gián đoạn nếu dịch covid-19 trên thế giới tiếp tục kéo dài.
Theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù được hưởng lợi từ nhu cầu tích trữ thực phẩm tuy nhiên đóng góp của BHX trong tổng cơ cấu doanh thu của MWG vẫn chưa đáng kể trong khi đó hai chuỗi TGDĐ và ĐMX lại chịu ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Về mặt dài hạn, trong bối cảnh mảng điện thoại di động bão hòa, mảng điện máy tiêu dùng vẫn tiếp tục giữ nhịp tăng trưởng cho MWG.
Bên cạnh đó, chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp sẽ ghi nhận những triển vọng tích cực đến từ chuỗi BHX
khi dần tiệm cận đến điểm hòa vốn và ghi nhận lãi cùng với nỗ lực của doanh nghiệp trong việc mở rộng
danh mục sản phẩm kinh doanh. Trong kịch bản thận trọng và lo ngại về sức mua sẽ sụt giảm trong năm
2020, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh của MWG sẽ bị sụt giảm trong năm nay với LNST 2020F
ước tính đạt 3.273 tỷ đồng (-14,61% yoy), tương đương EPS đạt 7.382 đồng/CP. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đã sụt giảm mạnh trong thời gian qua phản ánh hoàn toàn những yếu tố tiêu cực, nên chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu MWG cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn với giá trị hơp lý là 94.453 đồng/CP.
(Nguồn VCBS)
GIANG LÂM
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 0911096879.
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây