Diễn biến thị trường quốc tế:
Thị trường thế giới đầu tuần qua đã được hỗ trợ bởi những thông tin rất tích cực từ thỏa thuận kích thích tài khóa khổng lồ của Liên minh châu Âu, đến tiến triển trong công cuộc nghiên cứu vắc-xin và các kết quả phục hồi kinh tế khả quan. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đã bị lu mờ trước sự leo thang căng thẳng Mỹ-Trung mới nhất vào cuối tuần. Kết quả, các chỉ số cổ phiếu lớn trên thế giới đều khép lại tuần giao dịch trong sắc đỏ.
- Căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung leo lên một nấc thang mới đã khiến các thị trường đánh mất toàn bộ thành quả đã ghi nhận được trong tuần vừa qua. Diễn biến leo thang xuất hiện sau khi Mỹ buộc tội 2 hacker người Trung Quốc đánh cắp thông tin bí mật từ các công ty Mỹ liên quan đến nghiên cứu virus cororna. Tiếp đó, chính quyền tổng thống Trump có lệnh đóng cửa lãnh sự quán của Trung Quốc tại Houston. Đáp trả, chính quyền Trung Quốc cũng tuyên bố cho đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô. Những quyết định bất ngờ này đã dấy lên nỗi lo sợ của những nhà đầu tư xem đây là một động thái gay gắt có thể sẽ đẩy căng thẳng song phương giữa Mỹ và Trung Quốc lên cao vào thời điểm khi đà phục hồi kinh tế vẫn còn rất mong manh.
- Sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm tăng thêm sự bất ổn kinh tế toàn cầu đã mang lại cho vàng một sự thúc đẩy trong tuần này. Vàng đã không ngừng tăng lên trong tuần này nhờ lãi suất thấp và lãi suất trái phiếu âm..
- Điểm sáng nổi bật nhất trong tuần qua là thỏa thuận lịch sử của các nhà lãnh đạo EU sau 5 ngày đàm phán về kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 750 tỷ euro. Theo đó, Ủy ban châu Âu đại diện cho tất cả 27 quốc gia có thể huy động hàng tỷ euro trên thị trường vốn, và dùng nguồn tiền đó để viện trợ (390 tỷ euro) cũng như cho vay lãi suất thấp (360 tỷ euro) cho các nền kinh tế gặp khó khăn do đại dịch trong khu vực. Thỏa thuận này không chỉ giúp nâng đỡ tâm lý nhà đầu tư châu Âu mà còn lan tỏa khắp thị trường cổ phiếu toàn cầu
Bên cạnh đó, các chỉ báo sớm về kết quả kinh tế tháng 7 cũng khởi sắc trong các nền kinh tế phát triển. Cụ thể, chỉ số PMI tạm tính cho lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 7 của Mỹ lần lượt tăng lên 51,3 điểm và 49,6 điểm. Doanh số bán nhà mới tại Mỹ cũng tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2007, ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng 13,8% so với tháng liền trước. Hoạt động kinh doanh tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu tiên trở về trạng thái mở rộng kể từ tháng Hai đầu năm và đạt tốc độ tăng nhanh nhất trong hơn 2 năm qua. Chỉ số PMI gộp tạm tính cho khu vực đồng euro trong tháng 7 tăng lên 54,8 điểm từ mức 48,5 điểm của tháng 6 (trong đó 50 điểm là ngưỡng phân cách giữa trạng thái mở rộng và thu hẹp). Cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế khu vực này đều tăng trưởng, với số đơn đặt hàng mới gia tăng và số người lao động mất việc làm giảm dần.
Tình hình dịch Covid-19: Làn sóng lây nhiễm thứ 2 trở lại, số ca nhiễm mới tiếp tục tăng kỷ lục!
Tính đến sáng ngày 26/7, thế giới có 16.196.445 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trong đó, gần 648,327 người đã tử vong và hơn 9,9 triệu người hồi phục. Ba tâm dịch lớn nhất vẫn là Mỹ, Brazil và Ấn Độ.
Tại Châu Á, làn sóng lây nhiễm thứ 2 tiếp tục diễn ra tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc khi các ca nhiễm mới trong cộng đồng gia tăng mạnh trở lại. Trong 24 giờ qua, chính quyền Thủ đô Tokyo của Nhật Bản thông báo lần đầu tiên ghi nhận hơn 830 ca mắc Covid-19 trong vòng 24h. Hiện đã có 3 loại vaccine COVID-19 đang được thử nghiệm tới giai đoạn III – thử nghiệm lâm sàng trên hàng nghìn người trước khi chính thức được đưa vào sử dụng.
Tại Việt Nam, tính đến sáng ngày 26/7, Bộ Y tế cho biết ghi nhận thêm 1 ca mắc mới COVID-19 ở Đà Nẵng. Như vậy trong 2 ngày liên tiếp Đà Nẵng đều ghi nhận ca mắc mới COVID-19 sau 99 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng. Tính đến 6h ngày 26/7, Việt Nam có tổng cộng 418 ca mắc COVID-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM:
Đồ thị Vnindex 26.07.2020.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong nước:
Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc một tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ nhịp điều chỉnh vào tháng 06 sau khi xuất hiện thông tin ca nhiễm Covid-19 mới xuất hiện tại Đà Nẵng, chỉ số VN-Index giảm 4,92% với áp lực bán mạnh ở hầu hết các nhóm cổ phiếu với thanh khoản bất ngờ tăng đột biến trở lại cho thấy áp lực bán ngắn hạn đang gia tăng. Các nhóm chỉ số chính trong tuần qua hầu hết trong trạng thái điều chỉnh giảm mạnh với mức giảm nhiều nhất rơi vào nhóm cổ phiếu trong rổ ETF nội tại nhóm Diamond, Finlead và Finselect đều giảm trung bình khoảng 6%.
Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm dần về cuối của mùa báo cáo KQKD, nên thị trường sẽ thiếu vắng thông tin hỗ trợ là điều cũng đã nhìn thấy trước. Theo dữ liệu từ FiinGroup, tính đên ngày 21/7 đã có 351 doanh nghiệp Phi ngân hàng, chiếm 30% vốn hóa toàn thị trường, đã công bố kết quả kinh doanh cho thấy sự hồi phục trong quý 2 năm 2020 so với quý liền kề. Đà sụt giảm lợi nhuận Quý 2 đã chậm lại còn -14.5% so với mức -45,8% của Quý 1, kết quả 6 tháng giảm 29,5% so với cùng kỳ
Về xu hướng dòng tiền: Giá trị giao dịch khớp lệnh tuần vừa qua đạt 4.227 tỷ đồng, tăng 19,7% so với tuần trước khi áp lực bán tăng vọt. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.940 tỷ đồng ( tăng 17,8%). Việc thanh khoản tăng trong chuỗi vừa qua có thể do áp lực cắt lỗ cho nhà đầu tư khi phần lớn thời gian giao dịch thị trường trong xu hướng tích lũy ở vùng 850 điểm đến 875 điểm.
Bóc tách cơ cấu dòng tiền của từng nhóm NĐT, tuần qua NĐT cá nhân trong nước đã bắt đầu mua ròng trở lại sau khaongr 9 tuần bán ròng liên tiếp kể từ vùng đỉnh vào thời điểm 8/6 với giá trị mua ròng đạt 257 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổ chức Nước ngoài và tổ chức trong nước duy trì bán ròng với giá trị ròng lần lượt là -77 tỷ đồng và -480.5 tỷ đồng..
Điểm trừ tuần qua về giao dịch của khối ngoại: Nhà đầu tư nước ngoài đã tăng bán ròng trở lại trong tuần này trên toàn thị trường với tổng giá trị -531.5 tỷ đồng Trong tuần vừa qua, khối ngoại đã mua ròng ở nhóm cổ phiếu Ô tô và phụ tùng, Bán lẻ, Công nghệ, Dược phẩm. Ở nhóm 3 chỉ số ETF, tuần vừa qua nhóm Diamond bán ròng 135 tỷ trong khi tuần trước bán 7 tỷ, bên cạnh đó ở 2 nhóm FinLead và FinSelect tiếp tục bán ròng với mức bán bình quân 105 tỷ trong khi tuần trước đó bán 42 tỷ đồng.
Dòng vốn đầu tư quốc tế: dòng vốn đầu tư quốc tế qua kênh ETF đã duy trì mua ròng mạnh trong tuần vừa qua nhờ quỹ VanEck, FTSE Vietnam, E1VFVN30 VN và FIN LEAD với giá trị 15,1 triệu USD. Đây là con số hút vốn ròng theo tuần mạnh nhất kể từ sau đợt rút ròng vừa qua. Kể từ đầu năm cho tới nay dòng vốn qua kênh ETF bị rút khoảng-46 triệu USD, chủ yếu tập trung ở 3 quỹ VanEck, VFMVN30 và FTSE Vietnam
Tóm lại :
Về tâm lý, có lẽ kích hoạt cho nhịp bán mạnh trong phiên cuối tuần chính là số ca nhiễm Covid-19 mới phát hiện trong cộng đồng tại Đà Nẵng nhưng chưa rõ nguồn lây. Thông tin này được ví như giọt nước tràn ly đối với chuỗi ngày giao dịch “yếu đuối” của thị trường chứng khoán trong vòng 1 tháng qua ( một cách tạo ván mới). Việc tiếp tục chống dịch và thực hiện các biện pháp cách ly có lẽ sẽ được kích hoạt trở lại nhưng cũng không quá bi quan vì cách khoanh vùng chống dịch của Việt Nam đang phát huy khá tốt hiệu quả trong thời gian qua.
Tuy nhiên, đây cũng là điểm báo hiệu làn sóng lây nhiễm thứ 2 tại Việt Nam sau 99 ngày chưa có ca nhiễm mới trong cộng đồng và cần xác định trước tâm lý đó là “sống chung và chiến đầu” với dịch cho đến khi Vắc-xin chính thức được cấp phép. Đây chính là “giai đoạn bình thường mới” của cả kinh tế và TTCK trước các ảnh hưởng từ dịch bệnh. Do đó, không được quá bi quan mà bán tháo các cổ phiếu cơ bản tốt khi chỉ số đã về gần các ngưỡng hỗ trợ mạnh.
Về xu hướng, VN-Index vẫn nằm trong một trend giảm điểm được thiết lập từ vùng đỉnh 905.65 điểm ngày 8/6 và đi xuống theo dạng sideway down với các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Pha giảm mạnh phiên cuối tuần là một tín hiệu tốt để thị trường thoát khỏi trạng thái sideway răng cưa để đi về nhịp điều chỉnh rõ ràng về xu hướng. Vùng hỗ trợ kỹ thuật gần nhất là vùng 800 – 820 điểm, thấp hơn chút nữa là vùng 760-780 là hai vùng điểm rất mạnh.
Toàn cầu đang trong giai đoạn TIỀN RẺ nên Thận trọng chứ Không có gì phải bi quan quá về thị trường sắp tới khi mà kinh tế vĩ mô hay diễn biến giao dịch trên thị trường đang ủng hộ quan điểm thị trường cuối cùng cũng sẽ vượt khó đi lên.
Biến số covid rất khó lường và khó định lượng. Tuy nhiên với kinh nghiệm chống dịch trong lần đầu tiên và hạ tầng y tế đã sẵn sàng cùng nỗ lực của toàn dân, toàn quân thì chúng tôi kỳ vọng mọi thứ sẽ ổn định sớm trở lại.
Cơ hội giá rẻ cho dòng tiền lúc này đang tìm kiếm các mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý 2 khả quan bên cạnh các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công (HPG,FCN, PLC ), bất động sản khu công nghiệp ( SZC, NTC), thực phẩm (GTN) , nhóm thoái vốn, các cổ phiếu ngân hàng có câu chuyện riêng (CTG, STB, ACB, LPB..) nước sạch (TDM, BWE)…
Các kịch bản thị trường trong tuần tới: Kịch bản phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bệnh và thông tin kích cầu từ chính phủ.
Kịch bản 1 (40%) : VN-Index hình thành mô hình 2 đáy tức là có thể kiểm nghiệm vùng 820 điểm một lần nữa nhưng tạo đáy kép ở đây và dao động sideway trong khoảng 820-845 điểm trước khi phục hồi. Các nhóm cổ phiếu Bluechips có thể chững lại đà giảm, nhiều cổ phiếu có KQKD 6 tháng tích cực được dự báo là không giảm quá sâu trong nhịp điều chỉnh này.
Kịch bản 2 (60%): Trong một kịch bản thận trọng hơn, các vùng phục hồi sớm có thể diễn ra quanh mức 800-820 điểm tuy nhiên mới chỉ là nhịp hồi chưa chắc chắn. Có thể sau các phản ứng mang tính kỹ thuật này chỉ số có thêm một nhịp giảm nữa và kiểm nghiệm 760-780 và sau đó mới chính thức cân bằng tại vùng điểm này. Chia các khoảng giải ngân dần với các vùng hỗ trợ ưu tiên như, vùng ưu tiên 1 xoay quanh ngưỡng 800 điểm, vùng ưu tiên giải ngân thứ 2 xoay quanh VN-Index 760-780 điểm hoặc thấp hơn.
Bản tin này chúng tôi thu thập thông tin nhiều nguồn tin cậy (MBS..), tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo chắc chắn sự chính xác hoàn toàn và đầy đủ. Các nhận định trong báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết, cẩn thận, theo đánh giá chủ quan của người viết và là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước. Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ một cổ phiếu nào.
Xin chân thành cảm ơn!
==================================================
LÊ HÙNG
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 0961 498 596.
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.
==================================================