Diễn biến thị trường quốc tế:
Xu hướng tăng giá của thị trường cổ phiếu thế giới tiếp tục được mở rộng trong một tuần thiếu những thông tin xúc tác quan trọng.Chứng khoán Mỹ trồi sụt trong tuần này khi nhà đầu tư xoay vòng giữa các cổ phiếu công nghệ lớn – Facebook, Amazon, Apple, Alphabet, Netflix và Microsoft – và cổ phiếu các công ty được hưởng lợi từ việc tái mở cửa kinh tế. Các chỉ số chứng khoán chính đều ghi nhận mức tăng trong tuần qua bất chấp giao dịch ảm đạm trong ngày thứ Sáu. S&P 500 tiến 0.64% trong tuần, đánh dấu 3 tuần leo dốc liên tiếp. Dow Jones tăng 1.8% trong tuần này. Nasdaq Composite nhích gần 0.1% từ đầu tuần đến nay.
Chờ đợi gói kích thích tài khóa mới từ chính phủ Mỹ. Các thị trường vẫn tiếp tục theo dõi quá trình đàm phán về chương trình kích thích kinh tế mới của Mỹ thay thế gói trợ cấp thất nghiệp bổ sung đã hết hạn từ cuối tháng Bảy. Mặc dù cuối tuần trước, tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ vượt qua cuộc khủng hoảng, nhưng không giống như một gói kích thích tài khóa chính thức được Quốc hội thông qua, những biện pháp này khó có thể duy trì đà phục hồi non yếu hiện nay.
Các số liệu kinh tế mới nhất cho thấy đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn tiếp diễn nhưng không đồng đều. Sản lượng công nghiệp tháng 7 của Trung Quốc tăng 4,8% trong khi doanh số bán lẻ giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước – cả hai con số này đều thấp hơn so với kỳ vọng chung của thị trường (lần lượt là +5,2% và +0,1%). Hoạt động tiêu dùng phục hồi chậm hơn so với sản xuất công nghiệp hàm ý nhu cầu nội địa tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn đang suy yếu sau tác động của dịch bệnh virus corona.
Cuối tuần này, các nhà chức trách Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp mặt và cùng nhau đánh giá lại thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã được ký kết trong tháng Một đầu năm. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng quan hệ Mỹ – Trung đang leo thang, do đó thị trường không có nhiều kỳ vọng rằng hai bên sẽ đạt được một tuyên bố chung giúp xoa dịu những xung đột hiện nay. Thay vào đó, kết quả cuộc họp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến thị trường trong đầu tuần tới nếu căng thẳng gia tăng khiến những rạn nứt trong mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên tồi tệ hơn.
Tóm lại, đà phục hồi của thị trường cổ phiếu toàn cầu đã kéo dài trong hai tuần đầu tháng Tám, với hầu hết những tin tốt đã được phản ánh vào giá. Do đó, nhà đầu tư có thể sẽ quay về với bức tranh vĩ mô cơ bản, và tìm kiếm những số liệu để xem xu hướng phục hồi kinh tế hiện nay có bền vững hay không. Ví dụ như, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu Quý 2, và doanh số bán lẻ của Mỹ có thể cho thấy những dấu hiệu phân hóa trong quá trình phục hồi kinh tế giữa Mỹ và châu Âu
Tình hình dịch Covid-19: Thế giới ghi nhận hơn 21,6 triệu ca mắc, Châu Âu tăng cường phòng dịch; Nga bắt đầu sản xuất vaccine!
Tính đến sáng ngày 16/08, thế giới có 21.600.359 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, trong đó 768.603 trường hợp đã tử vong. Các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với nhiều rào cản khác nhau nhằm ngăn chặn sự lây lan hay tái xuất hiện của virus với các biện pháp giãn cách xã hội cả cũ và mới, cũng như đẩy mạnh truy dấu và xét nghiệm.
Tại châu Âu, một số quốc gia đang phản ứng mạnh mẽ hơn. Nhiều quốc gia châu Âu đang báo cáo số lượng ca nhiễm mới gia tăng, mặc dù con số này vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh từng được ghi nhận trong quý 1. Đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương, số ca nhiễm mới tại Australia và Singapore bắt đầu có dấu hiệu tạo đỉnh, một phần nhờ vào các biện pháp nghiêm ngặt hơn được áp dụng một vài tuần trước đây.
Đáng chú ý trong tuần qua, Nga đã công bố phê duyệt vắc-xin Covid-19 đầu tiên trên thế iới và chuẩn bị sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, nếu căn cứ trình theo dõi tiến độ phát triển vắc-xin của WHO, thì loại vắc-xin này của Nga mới chỉ đang trong thử nghiệm giai đoạn 1, do đó dấy lên những nghi ngờ về tính hiệu quả và an toàn của loại vắc-xin này. Trong khi đó, một nghiên cứu mới cho thấy những bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị được nhận huyết tương giàu kháng thể từ các bệnh nhân đã phục hồi có thể giảm tỷ lệ tử vong tới 50%.
Tính đến 6h ngày 16/8 tại Việt Nam: Có tổng cộng 951 ca mắc Covid-19, trong đó 334 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay và 617 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: ghi nhận 477 ca. Dịch bệnh đã xuất hiện tại 14 tỉnh, thành phố với đa số các trường hợp đều có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch Đà Nẵng. Số ca nhiễm mới trung bình hàng ngày trong tuần qua duy trì xu hướng giảm, với khoảng 20 ca nhiễm mới/ngày từ mức hơn 30 ca nhiễm mới/ngày của tuần liền trước..
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM:
Thông tin vĩ mô trong nước:
- Tính đến ngày 11/08, hiện đã có 700/758 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX đã công bố kết quả kinh doanh Q2/2020. 700 doanh nghiệp này có độ bao phủ vốn hóa là khoảng 99,53% toàn thị trường. Như vậy, gần như toàn bộ các doanh nghiệp vốn hóa lớn đã công bố kết quả kinh doanh. Về lợi nhuận của Q2/2020 so với cùng kỳ, nhóm các doanh nghiệp phi tài chính có lợi nhuận sụt giảm -23,9%.. Tuy vậy, vẫn có một số ngành có tăng trưởng lợi nhuận cao như Tài nguyên cơ bản (tăng 28%) mà chủ yếu đến từ tăng trưởng của HPG hay Thực phẩm và đồ uống (+11%) nhờ VNM (+5,97%) hay DBC (+5228%). Nhóm ngành tài chính như Ngân hàng, Bảo hiểm và dịch vụ tài chính đều có tăng trưởng lợi nhuận trong Q2/2020. Trong đó, nhóm Ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận mạnh (+24%) lên mức 22.997 tỷ đồng, nhóm Bảo hiểm (+86%) và Dịch vụ tài chính (+168%). Như vậy, toàn thị trường lợi nhuận trong Q2/2020 so với cùng kỳ đang giảm -5%.. Tính đến thời điểm hiện tại, lợi nhuận của các nhóm tài chính đang chiếm khoảng 46,9% tổng lợi nhuận toàn thị trường, trong đó, nhóm ngân hàng đang chiếm khoảng 40,85%.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Văn bản số 5596 /NHNN-VP về việc triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực ưu tiên và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản. Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch.
- Theo số liệu mới được công bố của Tổng cục Hải quan, trong tháng 07 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 24,87 tỷ USD, tăng 10,2% so với tháng trước. Trong khi đó, nhập khẩu đạt 20,10 tỷ USD, tăng 6,7%. Với kết quả đó, riêng tháng 7 nước ta xuất siêu gần 2,8 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức ước tính 1 tỷ USD trước đó. rong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến tình hình giao thương của các quốc gia, nhiều nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia đều có xuất khẩu suy giảm từ 20-40% thì việc xuất khẩu tăng trưởng 1,5% trong 7 tháng đầu năm là diễn biến rất đáng khích lệ đối với Việt Nam. Với việc các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU đã và đang dần mở cửa lại nền kinh tế, chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tích cực hơn trong hai quý cuối năm.
Đồ thị Vnindex 14.08.2020.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong nước:
Sau 2 tuần phục hồi liên tiếp, chỉ số VN-Index đã phục hồi hơn 9% kể từ vùng đáy 780 điểm và gần như lấy lại những gì đã mất do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 thứ hai tại Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có một tuần giao dịch khá khởi sắc với mức tăng hơn 1% để vượt qua ngưỡng 850 điểm. Với mức tăng này, chỉ số VN-Index đã có tuần thứ 2 liên tiếp tăng điểm và dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường vẫn giữ ở mức cao. Thị trường duy trì xu hướng giao dịch tích cực với 231 mã tăng, 117 mã giảm giá và 33 mã đứng giá. Đà tăng lan tỏa ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, nhóm Finlead tăng 2,43% và nhóm Finselect tăng 2,16%. Ngoài ra nhóm Diamond với mức tăng 2,69%, nhóm Midcap tăng 1,26%, nhóm Smallcap tăng 1,66%.
Về xu hướng dòng tiền: Thị trường không những tăng điểm mà thanh khoản vẫn được duy trì ở mức sôi động đã tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư. Thanh khoản bình quân mỗi phiên tuần qua đạt hơn 4.070 tỷ đồng (tăng 8,9% so với tuần trước. Theo đó, sức lan tỏa của dòng tiền đã rất tích cực ở hầu khắp các nhóm cổ phiếu đặc biệt là nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công, bất động sản, BĐS khu công nghiệp, xây dựng và vật liệu xây dựng Tài nghuyên, Dệt May, Logistic. Thanh khoản giảm khá rõ ở nhóm Smallcap nhưng lại tăng mạnh ở nhóm Midcap và Bluchips cho thấy dòng tiền có xu hướng trở lại nhóm cổ phiếu dẫn dắt xu hướng.
Về xu hướng dòng tiền của từng nhóm nhà đầu tư: Với xu hướng phục hồi của thị trường trong hai tuần gần đây, áp lực bán của khối NĐT cá nhân trong nước đã giảm dần nhưng vẫn đang duy trì mạch bán ròng 3 tuần liên tiếp. Tuần vừa qua, khối NĐT cá nhân bán ròng -391,7 tỷ đồng. Khối NĐT tổ chức nước ngoài tăng bán ròng trong tuần qua với giá trị -512,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là nhóm Tổ chức trong nước quay trở lại mua ròng khá mạnh với giá trị 444 tỷ đồng
Khối ngoại là nhân tố cản bước thị trường tăng điểm trong tuần vừa qua khi họ bán ròng liên tục cả tuần. Tuần vừa qua họ bán ròng hơn 705,9 tỷ đồng thông qua kênh khớp lệnh, đây cũng là tuần thứ 2 liên tiếp khối ngoại duy trì bán ròng. Trong khi đó, xu hướng dòng vốn quốc tế vẫn chưa ủng hộ cho thị trường khu vực Emerging market và Frontier market.
Dòng vốn đầu tư quốc tế: dòng vốn đầu tư quốc tế qua kênh ETF đã duy trì hút được vốn ròng tuần thứ 4 liên tiếp trong tuần vừa qua với giá trị 57,8 nghìn USD nhờ quỹ VFMVN30 ETF. Dòng vốn thông qua kênh ETF có xu hướng chậm lại trong tuần này khi nhận được lượng vốn ròng khá thấp . Trong thời gian tới, thị trường được kỳ vọng sẽ tiếp tục đón nhận thêm dòng vốn từ các quỹ ETFs mới như SSIAM VN30 ETF hay VinaCapital VNX100 ETF…
Dòng vốn ETF vẫn tích cực trong tháng 7 với tổng giá trị ròng gần 700 tỷ đồng, là tháng thứ 3 liên tiếp có dòng vốn dương (T5: 670 tỷ đồng; T6: 420 tỷ đồng). Xu hướng tích cực ghi nhận ở hầu hết các quỹ. Đáng chú ý, động lực dịch chuyển sang khối ETF ngoại khi 2 quỹ thu hút được dòng vốn lớn nhất là VanEck Vectors ETF (262 tỷ đồng) và FTSE Vietnam ETF (146 tỷ đồng).
Các quỹ đầu tư chủ động ở Việt Nam tăng tỷ trọng cổ phiếu: tỷ trọng tiền mặt của các quỹ chủ động giảm rõ rệt kể từ đầu tháng 6 và được giữ ở mức thấp trong tháng 7. Tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL (Dragon Capital) – quỹ chủ động lớn nhất tại thị trường Việt Nam tại cuối tháng 7 chỉ là 0,87%, của quỹ PYN Elite là 4%, đều là những mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020 đến nay.
Dòng vốn ngoại vào các quỹ đầu tư tại Việt Nam cũng có những tín hiệu tích cực: theo EPFR, dòng vốn đổ vào trong nửa cuối tháng 7 đã cao hơn lượng rút ra nửa đầu tháng, tính chung cả tháng 7 có 6,5 triệu USD vốn ngoại tăng thêm vào các quỹ đầu tư tại Việt Nam.
Trong tuần đầu tháng 8/2020, có 7,6 triệu USD vốn ròng vào các quỹ ở Việt Nam (theo EPFR). Trong thời gian tới, việc sớm kiểm soát dịch bệnh đóng vai trò quyết định đến tâm lý đầu tư cũng như hiệu lực của các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ Việt Nam và vẫn sẽ là yếu tố chính chi phối diễn biến dòng vốn vào TTCK Việt Nam trong thời gian tới.
Kết Luận:
(Quý vị có thể tham khảo bài viết tuần trước tại: https://cophieu86.com/market-strategy-weekly-10-08-14-08-2020-lieu-con-nong-nhu-dau-thang-4-vua-qua/)
Về xét thị trường chung khi không có quá nhiều thông tin vĩ mô,thị trường mặc dù đã tăng hơn 1% tuần qua nhưng đã phân hóa rõ rệt, không có sự đồng pha nhất định ngay lập tức chúng tôi nhận thấy tuần qua hành động chính của tạo lập dùng trụ lớn xoay tua để điều tiết chỉ số trên thị trường phải sinh. Và ngày 20/8 tới đây hành động này sẽ chấm dứt lúc đó câu chuyện thị trường chung đi theo một chiều hướng mới.
Về mặt thông tin thì nóng xoay quanh tình hình dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp trong nước. Theo như đánh giá của các chuyên gia đầu ngành thì diễn biến đại dịch sẽ còn phức tạp cho đến tầm 20/8 và khả năng lớn là đại dịch sẽ đạt đỉnh trong 1 tuần tới. Cho nên ảnh hưởng tới diễn biến thị trường tuần tới khá quan trọng. Đây chính là “giai đoạn bình thường mới” của cả kinh tế và TTCK trước các ảnh hưởng từ dịch bệnh, cần xác định trước tâm lý đó là “sống chung và chiến đầu” với dịch cho đến khi Vắc-xin chính thức được cấp phép
Mặc dù không có thêm thông tin hỗ trợ tích cực nào mới nhưng khả năng thúc đẩy chỉ số tăng liên tục như trong tuần vừa qua sẽ có tác dụng thúc đẩy dòng tiền đứng ngoài quay trở lại thị trường. Và thực tế chúng tôi đã thấy dòng tiền đã nhập cuộc, cũng có thể do dòng tiền từ lượng NĐT chốt lời vàng chuyển qua. Suốt từ tháng 4 tới nay, trong các bản tin chúng tôi liên tục nhắc đến giai đoạn này là giai đoạn TIỀN RẺ và DỄ, dòng tiền vốn thông minh nó sẽ tìm tới các kênh nào đầu tư sinh lời tốt nhất và chứng khoán luôn là một sự lựa chọn tốt. Thận trọng chứ Không có gì phải bi quan quá về thị trường sắp tới khi mà kinh tế vĩ mô hay diễn biến giao dịch trên thị trường đang ủng hộ quan điểm thị trường cuối cùng cũng sẽ vượt khó đi lên. Hãy nhìn lại cách thị trường phản ứng và cơ hội ở thời điểm bùng phát dịch bệnh đợt 1 tháng 3.
Quay lại với index, vùng kháng cự của trendline này đang tương ứng 860-870 điểm do đó khi chạm vùng cản 860 điểm ở phiên cuối tuần, chỉ số có tín hiệu điều chỉnh và suy yếu trở lại, chốt lời mạnh dần lượng hàng T+ .Đây cũng là lần thứ 4 kể từ đầu năm chỉ số VN-Index chưa thể thành công khi thử thách đường xu hướng giảm này.
Về kỹ thuật, VN-Index đã tạo một vùng đáy thành công tại ngưỡng 780 điểm và đã hồi phục được ½ chặng đường từ vùng đáy đến ngưỡng 900 điểm, bên cạnh đó các chỉ báo kỹ thuật cũng đang ủng hộ cho nhịp phục hồi, hứa hẹn đà tăng tới vùng 870 880.Thị trường đã gặp khó ở vùng 855 860, nhiều trụ dẫn dắt như VCB, VNM, VHM, BVH …đa phần đang ở vùng cản. Do vậy tuần tới là tuần hội tụ đáo hạn phái sinh, dịch bệnh và bước sang tháng 7 ( tháng cô hồn) nên có thể sẽ gây tâm lý phần nào tiêu cực, chỉ số chung có thể thoái lui kiểm định vùng 840+/- và dao động trong vùng 840 860. Diễn biến điều chỉnh rung lắc trong phiên tiếp tục tiếp diễn và mức độ sẽ khá nhẹ nhàng.
Hành động: Chốt lời dần danh mục ngắn hạn tại các vùng kháng cự mạnh từ 850-855 trở lên. Xem xét cơ cấu lại danh mục khi thị trường điều chỉnh về các ngưỡng hỗ trợ như 830-840 điểm. Còn đối với các mã đầu tư trung hạn đã ôm từ trước hoặc mua mới, mục tiêu hướng đến vùng định giá hoặc chốt khi đã đạt kỳ vọng lợi nhuận.
Vậy cơ hội đơn lẻ thì sao? Chắc chắn là có rồi, Cơ hội nhiều hơn cho nhóm vừa và nhỏ, thị trường lình xình phân hóa cơ hội riêng lẻ cho nhóm cổ phiếu có câu chuyện riêng: hưởng lợi đầu tư công, chuyển sàn chia chác thoái vốn, thay đổi cơ cấu cổ đông lớn, bất động sản khu công nghiệp.
Cơ hội cho dòng tiền lúc này đang tìm kiếm các mã cổ phiếu vẫn giữ được đà tăng trưởng hoặc ít bị ảnh hưởng từ dịch bệnh như các nhóm cổ phiếu đầu tư công (HPG,FCN, PLC ), bất động sản khu công nghiệp ( SZC, NTC) , thực phẩm (GTN) , nhóm thoái vốn , các cổ phiếu ngân hàng có câu chuyện riêng (CTG, STB, ACB) nước sạch (TDM, BWE) , dược phẩm IMP, nhóm cp hưởng lợi từ EVFTA MPC FMC, VHC, Viễn thông, công nghệ ( CTR, VGI).
Bản tin này chúng tôi thu thập thông tin nhiều nguồn tin cậy (MBS..), tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo chắc chắn sự chính xác hoàn toàn và đầy đủ. Các nhận định trong báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết, cẩn thận, theo đánh giá chủ quan của người viết và là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước. Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ một cổ phiếu nào.
Xin chân thành cảm ơn!
==================================================
LÊ HÙNG
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 0961 498 596.
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.
==================================================