Ban lãnh đạo đưa ra kế hoạch lợi nhuận không tăng trưởng năm 2020
Ban lãnh đạo đưa ra kế hoạch LNTT hợp nhất là 10,2 nghìn tỷ đồng (giảm 1,1%) với 6,7 nghìn tỷ đồng từ Ngân hàng mẹ (tăng trưởng 15%) và 3,5 nghìn tỷ đồng từ FE Credit (giảm 22%). Kế hoạch này dựa trên kịch bản là dịch Covid-19 sẽ được khống chế thành công vào cuối Q2 và tăng trưởng sẽ hồi lại vào nửa cuối năm 2020. Ban lãnh đạo dự tính kết quả thực hiện có thể lệch ±10-15% so với dự kiến trong kịch bản tiêu cực/tích cực. Kế hoạch trên chưa phải là chính thức và cổ đông sẽ xem xét thông qua tại ĐHCĐTN sắp tới.
Thay đổi chiến lược kinh doanh và củng cố công tác quản trị rủi ro
Để giảm thiểu rủi ro, VPB đã thận trọng hơn trong các hoạt động kinh doanh của mình:
VPB đã giảm hoặc dừng cho vay đối với khách hàng mới; VPB thận trọng hơn đối với mảng tài chính tiêu dùng, cho vay các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và cho vay ngành du lịch, khách sạn.
Hoạt động cho vay tập trung vào các ngành không chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những khách hàng hiện tại có lịch sử tín dụng tốt.
Quản trị thanh khoản để đảm bảo sự hoạt động liên tục
Trong kịch bản cơ sở, ban lãnh đạo kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 12,2% (tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng mẹ là 15% và tại FE Credit là 2,6%). Tỷ lệ NIM dự kiến giảm do chương trình chia sẻ khó khăn với khách hàng và sự chuyển hướng sang các lĩnh vực cho vay rủi ro thấp hơn. Trong khi đó chúng tôi dự báo tăng trưởng tín dụng đạt 7,7% và tỷ lệ NIM giảm 0,75%.
Cập nhật về chương trình tái cơ cấu nợ cho các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh
VPB đã thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 01 trong việc hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tổng dư nợ tín dụng được tái cơ cấu cho đến nay là 11,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 5% tổng dư nợ cho vay (cập nhật vào ngày 29/4). Ban lãnh đạo ước tính tổng các khoản vay được tái cơ cấu sẽ không vượt 6-7% tổng dư nợ. Những biện pháp khác như giảm lãi hoặc lãi suất cũng được áp dụng. Cho đến nay, đã có 33 nghìn tỷ đồng dư nợ, tương đương 12,8% tổng dư nợ cho vay đã được giảm lãi suất trung bình 0,5- 3%/năm.
Về các khoản vay được cơ cấu, hiện VPB chỉ áp dụng hoãn trả lãi hoặc gốc trong 3 tháng (giữ nguyên nợ Nhóm 1) mà không miễn trả lãi. Do các khoản vay chịu ảnh hưởng của dịch bệnh chỉ được tái cơ cấu một lần nên sau 3 tháng, những khoản vay này sẽ được phân loại lại nhóm nợ tùy thuộc vào tình hình tài chính của khách hàng. Ban lãnh đạo của VPB ước tính 20-30% các khoản vay được tái cơ cấu có thể không thu hồi được và tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng 2-3% trong năm 2020. Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi ước tính tỷ lệ nợ xấu tăng thêm là 3,7%.
Duy trì đánh giá Mua vào với giá mục tiêu giữ nguyên ở 24.500đ
Chúng tôi giữ nguyên đánh giá Mua vào đối với cổ phiếu VPB với giá mục tiêu (dựa trên phương pháp thu nhập thặng dư) giữ nguyên ở 24.500đ; tương đương tiềm năng tăng giá 20,4%. Ngân hàng đã công bố KQKD Q1/2020 khả quan nhờ thu nhập từ mua bán trái phiếu tại Ngân hàng mẹ.
Hiện chúng tôi dự báo LNTT hợp nhất năm 2020 đạt 7.211 tỷ đồng (giảm 30,6%). Chúng tôi dự báo LNTT của ngân hàng mẹ giảm 4,66% trong khi LNTT của FE Credit giảm mạnh 64,4% do khách hàng của Công ty là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch COVID-19.
Dự báo của chúng tôi thận trọng hơn so với kế hoạch của Ngân hàng. Sự khác biệt chính giữa kế hoạch của VPB và dự báo hiện tại của chúng tôi là chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng thấp hơn và ước tính tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với dự kiến của Ngân hàng; do đó chi phí dự phòng tại cả Ngân hàng mẹ và FE Credit theo dự báo của chúng tôi cao hơn. Chúng tôi duy trì dự báo của mình vì dự đoán ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ thể hiện rõ ràng hơn trong Q2/2020.
(Nguồn HSC)
GIANG LÂM
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 0911096879.
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/