Cập nhật cổ phiếu FPT: Tiếp tục gia tăng vị thế trong chuỗi giá trị CNTT.

Cập nhật cổ phiếu FPT: Tiếp tục gia tăng vị thế trong chuỗi giá trị CNTT.

Lượt xem:1236 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Nền tảng kinh doanh tiếp tục cải thiện

    Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA và nâng giá mục tiêu thêm 2% cho CTCP FPT (FPT), nhờ số dư tiền mặt ròng cao hơn. Trong khi đó, chúng tôi điều chỉnh giảm 1% tổng LNST sau lợi ích CĐTS 2020-2022 do điều chỉnh giảm nhẹ dự báo của mảng Xuất khẩu Phần mềm và LN được chia từ công ty liên kết FRT.

    FPT hiện đang giao dịch với định giá hấp dẫn với PEG 3 năm 0,7 dựa theo dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS 2019-2022 đạt 17%, được củng cố bởi mảng Xuất khẩu Phần mềm, Dịch vụ Viễn thông và Giáo dục. Chúng tôi dự phóng các mảng này sẽ đóng góp 87% LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 so với 78% trong năm 2019.

    Chúng tôi cho rằng FPT sẽ là công ty hưởng lợi sau đại dịch COVID-19, do CNTT đặc biệt là Chuyển đổi Số (DX), trở nên ngày càng quan trọng hơn đối với hoạt động, tính liên tục và chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, FPT Telecom cũng hưởng lợi từ nhu cầu đang gia tăng cho truyền thông giải trí tại nhà và trung tâm dữ liệu.

    Rủi ro: cạnh tranh gay gắt trong mảng viễn thông từ các các đối thủ mảng băng thông cố định và di động; dịch COVID-19 kéo dài có thể ảnh hưởng lớn hơn đến chi tiêu CNTT toàn cầu.

    Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng LNTT mảng XKPM sẽ quay về mức 25% hằng năm trong giai đoạn 2021-2022 nhờ chi tiêu CNTT toàn cầu phục hồi bên cạnh chi phí nhân công cạnh tranh và năng lực đang nâng cao của FPT. Chúng tôi cho rằng tăng trưởng LNTT mảng XKPM sẽ hạ nhiệt từ mức 27% trong năm 2019 còn 18% trong năm 2020 (so với mức 20% trong báo cáo trước đây) do dịch COVID-19 dẫn đến tiến độ triển khai dự án và ký kết hợp đồng bị gián đoạn – phần nào được bù đắp bởi đóng góp doanh thu lớn hơn từ mảng dịch vụ Chuyển đổi số (DX) vốn có biên lợi nhuận cao (30% doanh thu XKPM trong năm 2020 so với mức 23% trong năm 2019) và cạnh tranh nguồn nhân sự CNTT trở nên dịu hơn từ các công ty khởi nghiệp và đối thủ nhỏ hơn trong nước. Kỳ vọng tăng trưởng tăng tốc trong giai đoạn 2021-2022 của chúng tôi dựa trên (1) khả năng
    phục hồi chi tiêu CNTT toàn cầu (công ty nghiên cứu công nghệ Mỹ IDC dự phóng mức phục hồi 5% trong năm 2021), (2) chi phí nhân công cạnh tranh của FPT cũng như (3) năng lực công nghệ và tư vấn đang cải thiện của FPT. Sự cải thiện này có thể được thể hiện thông qua hợp đồng mới
    ký với tư cách tổng thầu cho 1 công ty đại ý ô tô ở Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2020, với giá trị hợp đồng ban đầu là 25 triệu USD và có thể tăng lên 100 triệu USD.

    Chúng tôi dự báo mảng Dịch vụ Viễn thông ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNTT đạt 15% trong giai đoạn 2019-2022 nhờ tăng trưởng thuê bao băng thông rộng, lợi thế kinh tế về quy mô lớn hơn của Pay TV và mở rộng công suất trung tâm dữ liệu (data center). Chúng tôi dự báo thuê bao băng thông rộng cố định của FPT sẽ ghi nhận CAGR 11% trong giai đoạn 2019-2022, được dẫn dắt bởi việc FPT mở rộng sang các khu vực cấp 2 và cấp 3 cùng với tập trung phát triển thuê bao tại các tòa nhà căn hộ ở các thành phố cấp 1. Mức tăng trưởng thuê bao 2 chữ số của Pay TV — nhờ nhu cầu giải trí tại nhà gia tăng và các dịch vụ được bán theo gói tích hợp của FPT Telecom — cũng đang cải thiện khả năng sinh lời của mảng này, theo đó chúng tôi dự phóng Pay TV sẽ hòa vốn trong năm 2021. Trong khi đó, nhu cầu điện toán đám mây (cloud) và bản địa hóa dữ liệu (lưu trữ dữ liệu tại các máy chủ trong nước) đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam cũng hỗ trợ mảng data center của FPT, vốn đang trong quá trình mở rộng công suất đáng kể.

    Mảng Giáo dục duy trì tăng trưởng cao nhờ uy tín ngày càng gia tăng, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp hấp dẫn và thâm nhập vào mảng giáo dục K-12 (từ mẫu giáo đến lớp 12). Chúng tôi dự báo mảng này sẽ ghi nhận CAGR LNTT đạt 35% trong giai đoạn 2019-2022.

     

    (Nguồn: VCSC)

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn