Phân tích cổ phiếu VIB: Dự kiến nhận khoản vay 200 triệu USD từ IFC

Phân tích cổ phiếu VIB: Dự kiến nhận khoản vay 200 triệu USD từ IFC

Lượt xem:3077 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • VIB dự kiến sẽ được nhận khoản vay 200 triệu USD từ IFC. Triển vọng tăng trưởng vừa phải.  Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị nắm giữ. VIB có vẻ sẽ được nhận khoản vay trung dài hạn lên tới 200 triệu USD từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) gồm: Một khoản vay trực tiếp (loại A) và một khoản vay hợp vốn gián tiếp (loại B) và/hoặc vay song song. Khoản vay nhiều khả năng là trung – dài hạn (5 năm), nhờ vậy sẽ giúp VIB mở rộng cho vay đối với các DNVVV, doanh nghiệp siêu nhỏ hay cho vay mua nhà ở giá rẻ.

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 22.600đ, theo đó P/B dự phóng là 1,4 lần. Cho năm 2017, dự báo LNTT đạt 791,1 tỷ đồng (tăng trưởng 12,7%) và năm 2018 đạt 902 tỷ đồng (tăng trưởng 14%). Nguồn vốn vay từ IFC sẽ giúp tăng tiềm năng tăng trưởng tín dụng và đặc biệt là cải thiện tỷ lệ NIM trong hai năm tới. Quy mô khoản vay không quá lớn, tuy nhiên kỳ hạn 5 năm là yếu tố giá trị, cho phép Ngân hàng cung cấp các khoản vay kỳ hạn dài hơn hấp dẫn cho khách hàng. VIB là ngân hàng tư nhân có quy mô trung bình với tiềm năng tăng trưởng tốt mặc dù không thực sự nổi bật trong các ngân hàng đã niêm yết.

    Phân tích cổ phiếu VIB: Dự kiến nhận khoản vay 200 triệu USD từ IFC
    VIB được nhận khoản vay trung dài hạn lên tới 200 triệu USD từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC)

    Tổng huy động trung và dài hạn tăng 26,6%. Với 200 triệu USD, tương đương 4.540 tỷ đồng vốn mới, tổng tiền gửi khách hàng trung dài hạn và giấy tờ có giá sẽ tăng 26,6% lên 21.617 tỷ đồng, từ 17.077 tỷ đồng vào cuối Q2/2017. Do đó, hệ số an toàn như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ được cải thiện đáng kể, giảm từ khoảng 50% xuống khoảng 41%. Đồng thời, chi phí cho vay từ IFC nhiều khả năng sẽ thấp hơn chi phí huy động dài hạn từ khách hàng hay huy động giấy tờ có giá mà VIB phải trả hiện tại.

    VIB đã hợp tác với IFC từ những năm 2011, khi VIB tham gia Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu của IFC và được nhận hạn mức tài trợ là 80 triệu USD, sau đó được nâng hạn mức lên 120 triệu USD vào năm 2015. Khoản vay này đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác với IFC và tổ chức này cũng cam kết hỗ trợ VIB tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức cho vay khác, tạo điều kiện cho các khoản vay thương mại xuyên biên giới phục vụ cho các nhà đầu tư khu vực tư nhân tại Việt Nam.

    Cho năm 2017, dự báo LNTT của VIB đạt 791,1 tỷ đồng (tăng trưởng 12,7%). Dự báo của chúng tôi cao hơn 5,7% so với kế hoạch của Ngân hàng. Dự báo EPS đạt 1.121đ và BVPS đạt 12.990đ, theo đó P/B dự phóng là 1,67 lần sau mua cổ phiếu quỹ hay 1,35 lần trước mua cổ phiếu quỹ.

    Cho năm 2018, dự báo LNTT đạt 902 tỷ đồng (tăng trưởng 14%). Dự báo EPS đạt 1.278đ và BVPS đạt 14.268đ, theo đó P/B dự phóng là 1,52 lần sau mua cổ phiếu quỹ. Dự báo của chúng tôi không bao gồm giả định bán cổ phiếu quỹ hoặc phát hành cổ phiếu mới.

    Triển vọng tăng trưởng vừa phải. VIB là ngân hàng tư nhân có quy mô trung bình với thế mạnh về cho vay bán lẻ và DNNVV (85,7% dư nợ của VIB tại thời điểm cuối tháng 6/2017 là cho vay khu vực tư nhân và cá nhân) với tình hình tài sản khá lành mạnh (tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 6/2017 là 2,59%). Ngân hàng có danh tiếng tốt và đã tránh phải đối mặt với những vấn đề mà nhiều ngân hàng khác gặp phải trong một vài năm qua. VIB có những điểm mạnh và điểm yếu điển hình cho các ngân hàng có cùng quy mô như sau:

    – Dự báo tốc độ tăng trưởng gộp bình quân năm của cho vay trong hai năm tới là 22%.

    – Tuy nhiên do cơ cấu nguồn vốn yếu với LDR cao là 97% và tỷ lệ cho vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn cao là khoảng 50%, VIB sẽ phải tiếp tục huy động vốn trung và dài hạn với chi phí cao hơn, do đó gây áp lực lên tỷ lệ NIM.

    – Do đó chúng tôi dự báo LNTT sẽ tăng chỉ tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân năm là 13,7% trong hai năm tới.

    – Phụ thuộc nhiều vào nguồn huy động liên ngân hàng là một yếu tố cần lưu ý.

    Cân nhắc những yếu tố này, chúng tôi đánh giá triển vọng trăng trưởng của VIB ở mức vừa phải và dự báo biến động giá cổ phiếu nhìn chung sẽ tương đương biến động toàn ngành.

    Phân tích cổ phiếu VIB: Dự kiến nhận khoản vay 200 triệu USD từ IFC
    Dự báo LNTT năm 2017 của VIB đạt 791,1 tỷ đồng (tăng trưởng 12,7%), dự báo của chúng tôi cao hơn 5,7% so với kế hoạch của VIB.

    Gần đây VIB đã công bố thông tin về kế hoạch mua cổ phiếu quỹ và điều này sẽ làm vốn cổ đông giảm 13,9%. VIB gần đây đã quyết định xin ý kiến cổ đông hủy bỏ kế hoạch tăng vốn và thay vào đó xin ý kiến cổ đông về kế hoạch mua cổ phiếu quỹ. Nếu kế hoạch mua 10,1% cổ phiếu quỹ được thực hiện tại giá đóng cửa hôm nay (21.000đ) thì tổng vốn cổ đông sẽ bị giảm đi 1.198 tỷ đồng, tương đương 13,7% từ 8.745,7 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6/2017 xuống còn 6.647,7 tỷ đồng. Việc mua cổ phiếu quỹ là không thể hủy bỏ nếu không được cổ đông thông qua. Thông thường doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ vì:

    (1) Cổ phiếu được đánh giá là rẻ – và lý do này trong trường hợp của VIB là đúng vì định giá cổ phiếu VIB thấp hơn bình quân ngành. Và việc Ngân hàng mua lại cổ phiếu quỹ có thể coi là động thái đầu tư tài chính thông thường.

    (2) Doanh nghiệp dự kiến bán cổ phiếu quỹ sau khi mua có thể là cho một NĐTNN với giá cao hơn – chúng tôi chưa có bất kỳ thông tin nào về một kế hoạch bán cổ phiếu như vậy ở VIB. Tuy nhiên với chúng tôi đây là phương án hợp lý duy nhất trong trường hợp mua cổ phiếu quỹ của VIB.

    (3) Doanh nghiệp muốn thu hút sự chú ý và đẩy giá cổ phiếu – kể từ khi niêm yết vào ngày 9/1/2017, giá cổ phiếu VIB mới chỉ tăng 23,5% trong khi từ đầu năm giá cổ phiếu ngân hàng nói chung đã tăng 40%.

    Theo luật định, chúng tôi thấy VIB sẽ không thể phát hành cổ phiếu mới cho đến khi bán hết cổ phiếu quỹ.

    Ảnh hưởng của việc mua cổ phiếu quỹ đối với P/B của cổ phiếu VIB. Nếu điều chỉnh tác động của việc mua cổ phiếu quỹ (giả định giá mua là 21.000đ), thì BVPS dự phóng năm 2017 là 12.990đ, theo đó P/B dự phóng là 1,67 lần sau khi mua cổ phiếu quỹ. Còn trước khi mua cổ phiếu quỹ P/B dự phóng năm 2017 là 1,35 lần.

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 22.600đ; tương đương P/B dự phóng là 1,4 lần trước khi mua cổ phiếu quỹ, trong khi P/B bình quân các ngân hàng là khoảng 1,75 lần. Chúng tôi cho rằng P/B hợp lý của VIB thấp hơn bình quân ngành là có cơ sở vì (1) VIB là ngân hàng quy mô trung bình với tình hình tài chính tương đối tốt và triển vọng tăng trưởng khá nhưng thị phần vẫn khiêm tốn, (2) kế hoạch kinh doanh đề ra khiêm tốn do Ngân hàng cần đẩy mạnh huy động, theo đó ảnh hưởng đến tỷ lệ NIM, (3) trên thực tế cơ cấu huy động của Ngân hàng là một điểm yếu trong khi một số chỉ số an toàn tài chính chưa thực sự tốt, (4) VIB hiện niêm yết trên Upcom nên sự tiếp cận của NĐTNN còn hạn chế, (5) Room của cổ phiếu VIB là 20,5% vì Ngân hàng dành 9,5% để phát hành cho đối tác chiến lược. Hiện CBA nắm 20% cổ phần nên NĐTNN chỉ còn có thể mua 0,5% cổ phần, tương đương 2,8 triệu cổ phiếu VIB. Nói chung, thanh khoản của cổ phiếu VIB rất thấp. Ngân hàng có kế hoạch chuyển sàn sang Hose vào năm 2018; điều này sẽ giúp cải thiện thanh khoản và là nhân tố tích cực giúp định giá của cổ phiếu VIB có thể được nâng cao.

    —————————
    Nguyễn Hữu Bình 
    – Nhà quản lý tài khoản chứng khoán
    (nhận Hợp tác đầu tư – Quản lý tài khoản chứng khoán)
    Điện thoại: 0983 361 688
    https://www.facebook.com/cophieu86/
    Website: www.cophieu86.com
    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn