Đồ thị giao dịch MBB ngày 29.4.2020.
Q1/2020: LNTT giảm 9,4% so với cùng kỳ, thấp hơn kỳ vọng
LNTT Q1/2020 của MBB giảm 9,4% so với cùng kỳ xuống 2.196 tỷ đồng, thấp hơn kỳ vọng.
Sự sụt giảm nhẹ của cho vay khách hàng (giảm 0,9% so với đầu năm), và giảm mạnh của tiền gửi khách hàng (giảm 11,7% so với đầu năm), và đặc biệt là CASA với mức giảm 30% có thể coi là những dấu hiện đầu tiên của ảnh hưởng từ dịch COVID-19.
MBB duy trì được tỷ lệ NIM không đổi, thu nhập lãi thuần tăng 13,6% so với cùng kỳ và thu nhập ngoài lãi tăng 24,6% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,62%, và chi phí dự phòng tăng 117% so với cùng kỳ.
Chúng tôi duy trì đánh giá Mua vào với giá mục tiêu sử dụng phương pháp định giá thu nhập thặng dư là 25.800đ.
Sự kiện: Công bố KQKD Q1/2020 vào ngày 24/4
MBB đã công bố KQKD Q1/2020 với LNTT giảm 9,4% so với cùng kỳ xuống 2.196 tỷ đồng. Thu nhập hoạt động tăng trưởng khá tốt 16,2% và chi phí hoạt động đi ngang (giảm 0,7% so với cùng kỳ) không thể hỗ trợ lợi nhuận do chi phí dự phòng tăng mạnh 117% so với cùng kỳ. KQKD Q1 thấp hơn một chút so với ước tính, hoàn thành 22,6% dự báo cho năm 2020 của chúng tôi.
Cho vay khách hàng giảm nhẹ và tiền gửi khách hàng giảm mạnh
Cho vay khách hàng giảm 0,9% so với đầu năm (tăng 8,2% so với cùng kỳ) đạt 247.980 tỷ đồng. Cụ thể, tăng trưởng cho vay của ngân hàng mẹ giảm 0,7% so với đầu năm, cho vay của MB Securities giảm 10,9% so với đầu năm, và Mcredit giảm 5% so với đầu năm. Trong khi đó, tiền gửi khách hàng giảm mạnh 11,7%, trong đó tiền gửi có kỳ hạn giảm 4,1% và tiền gửi không kỳ hạn CASA giảm đáng kể 22,2%. Theo đó, tỷ lệ CASA giảm xuống 29,9% từ 33,9% tại thời điểm cuối năm 2019. CASA giảm tại hầu hết các ngân hàng trong Q1/2020, nhưng tại MBB tình hình dường như rõ rệt hơn. Ngoài yếu tố mùa vụ, việc CASA giảm cần phải chú ý theo dõi thêm.
Tác động đối với tỷ lệ NIM chưa thể hiện rõ nét
Thu nhập lãi thuần tăng 13,6% so với cùng kỳ đạt 4.695 tỷ đồng, nhờ tài sản sinh lãi tăng trưởng 7,1% so với cùng kỳ và tỷ lệ NIM đi ngang. Cụ thể, tỷ lệ NIM vẫn giữ mức ổn định 4,97% (giảm 0,01% so với quý trước, tăng 0,16% so với cùng kỳ) do lợi suất gộp giảm nhẹ (giảm 0,08% so với quý trước, tăng 0,2% so với cùng kỳ), và chi phí huy động đi ngang (giảm 0,02% so với quý trước, tăng 0,12% so với cùng kỳ). Hệ số LDR tăng (tăng lên 91% so với mức 83,6% tại thời điểm cuối năm 2019) cũng là yếu tố hỗ trợ tỷ lệ NIM.
Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh nhờ lãi thuần HĐ mua bán trái phiếu
Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 24,6% so với cùng kỳ đạt 1.644 tỷ đồng, chủ yếu nhờ lãi thuần HĐ mua bán trái phiếu, đạt 498 tỷ đồng (tăng 175% so với cùng kỳ) và 159 tỷ đồng lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối (tăng 32,5% so với cùng kỳ), trong khi lãi thuần HĐ dịch vụ (giảm 1,8% so với cùng kỳ) và thu nhập từ thu hồi nợ xấu (giảm 7,2% so với cùng kỳ) đều giảm nhẹ. Cụ thể hơn về cơ cấu thu nhập HĐ dịch vụ (tăng 31,2% so với cùng kỳ) như sau: dịch vụ thanh toán (tăng 20,6% so với cùng kỳ) và thu nhập từ phí bảo hiểm (tăng 48,2% so với cùng kỳ) vẫn tăng trưởng mạnh, nhưng thu nhập từ phí môi giới giảm (giảm 21,6% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, do chi phí HĐ dịch vụ tăng mạnh 84,2% so với cùng kỳ, chủ yếu là do chi phí liên quan đến HĐ kinh doanh bảo hiểm tăng 107,4% so với cùng kỳ và phí hoa hồng (tăng 262,3% so với cùng kỳ), lãi thuần HĐ dịch vụ đã giảm nhẹ.
Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt
Chi phí hoạt động gần như đi ngang 2.050 tỷ đồng (giảm 0,7% so với cùng kỳ) với chi phí nhân sự ở mức 1.258 tỷ đồng (giảm 1,9% so với cùng kỳ), mặc dù số lượng nhân viên tăng 1,7% so với cùng kỳ. Hệ số CIR giảm xuống 32,3% từ 37,9% trong Q1/2019, và từ 34,7% trong năm 2019.
Nợ xấu và chi phí dự phòng tăng đáng kể
Nợ xấu và chi phí dự phòng của ngân hàng mẹ và Mcredit đều tăng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,62%, từ 1,16% tại thời điểm cuối năm 2019 và 1,41% tại thời điểm cuối Q1/2019, với nợ xấu ở mức 4.005 tỷ đồng (tăng 38,2% so với đầu năm, tăng 24% so với cùng kỳ). Dư nợ nhóm 2 cũng tăng mạnh 65,2% so với đầu năm lên 4.785 tỷ đồng (dự nợ nhóm 2 tăng thêm 1.888 tỷ đồng). Dư nợ nhóm 2-5 chiếm tổng cộng 3,54% tổng dư nợ, từ 3,3% trong Q1/2019. Tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mẹ ghi nhận ở mức 1,46% (từ 0,98% tại thời điểm cuối năm 2019) và tỷ lệ nợ xấu tại Mcredit ước tính là 6,73% (từ 6,5% tại thời điểm cuối năm 2019).
Chi phí dự phòng tăng mạnh 117% lên 2.093 tỷ đồng, với chi phí dự phòng cho ngân hàng mẹ là 1.628 tỷ đồng và cho Mcredit là 464 tỷ đồng. Tổng nợ xấu đã xóa trong Q1 là 1.348 tỷ đồng (tăng 26,2% so với cùng kỳ), với 921 tỷ đồng nợ xấu đã xóa từ ngân hàng mẹ và 427 tỷ đồng từ Mcredit (ước tính). Hệ số LLR vẫn duy trì ở mức tương đối cao so với các ngân hàng khác, là 97,6% (so với 96,5% tại thời điểm cuối Q1/2019 và 110,5% tại thời điểm cuối năm 2019).
Duy trì đánh giá Mua vào; giá mục tiêu là 25.800đ (tiềm năng tăng giá là 60,7%)
Chúng tôi duy trì đánh giá Mua vào đối với MBB với giá mục tiêu dựa trên phương pháp định giá thu nhập thặng dư là 25.800đ/cp, tiềm năng tăng giá là 60,7%. Hiện tại, chúng tôi duy trì dự báo LNTT hợp nhất cho năm 2020 là 9.715 tỷ đồng (giảm 3,2%). Vui lòng tham khảo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng gần nhất của chúng tôi (13/4/2020) để biết thêm chi tiết về dự báo cho MBB.
Nguồn HSC.
==================================================
LÊ HÙNG
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 0961 498 596.
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.
==================================================