Cập nhật cổ phiếu CTG: Thu nhập Q3/2020 tăng trưởng tốt, nhưng chi phí dự phòng tăng vọt ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Cập nhật cổ phiếu CTG: Thu nhập Q3/2020 tăng trưởng tốt, nhưng chi phí dự phòng tăng vọt ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Lượt xem:1665 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Đồ thị cổ phiếu CTG ngày 30/11/2020 (theo fireant)

    Thu nhập tăng trưởng tốt, nhưng chi phí dự phòng tăng vọt ảnh hưởng đến lợi nhuận

    CTG đã công bố kết quả kinh doanh Q3/2020, trong đó tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 11,51 nghìn tỷ đồng (+10,9% so với cùng kỳ) và 2,9 nghìn tỷ đồng (-7% so với cùng kỳ). Trong khi tổng thu nhập hoạt động đạt tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh dịch Covid-19 nhờ môi trường lãi suất thấp và thu nhập ngoài lãi, chi phí dự phòng tăng vọt (+38,7%) ảnh hưởng đến lợi nhuận. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 32,2 nghìn tỷ đồng (+7,4% so với cùng kỳ) và 10,36 nghìn tỷ đồng (+22,6% so với cùng kỳ), hoàn thành 79,4% và 82,4% ước tính năm 2020 của chúng tôi.

    Mặc dù kết quả thoạt nhìn khá khả quan so với kỳ vọng, nhưng tỷ lệ nợ xấu hiện tại cao hơn và chi phí dự phòng bao nợ xấu ở mức thấp hơn dự kiến ban đầu, do đó chúng tôi ước tính chi phí dự phòng sẽ tăng trong Q4/2020. Ngược lại, lãi suất huy động thấp làm tăng NIM và thu nhập lãi ròng (NII), trong khi nếu chi phí hoạt động được kiểm soát tốt có thể giúp cắt giảm chi phí. Chúng tôi sẽ điều chỉnh ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2020 của CTG sau khi cuộc họp với chuyên viên phân tích diễn ra trong thời gian tới.

    Tín dụng tiếp tục phục hồi nhờ mảng bán lẻ: Tín dụng tiếp tục tăng 1,43% so với quý trước và +1,8% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức bình quân ngành là 6,09% so với đầu năm. Điều này là do hạn chế về vốn của ngân hàng, cũng như nhu cầu thị trường yếu đối với tín dụng nói chung. Động lực chính tiếp tục là khách hàng cá nhân (+4,6% so với quý trước, +5,3% so với đầu năm) và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) (+3,9% so với quý trước, +6,5% so với đầu năm) giống như từ năm 2017 cho đến nay. Tương tự như các ngân hàng thương mại nhà nước (SOCB), tỷ trọng khách hàng cá nhân và SME trong tổng dư nợ của CTG tăng dần lên 57,4% tại thời điểm Q3/2020, từ mức 55,6% trong năm 2019. Trong khi đó, số dư trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục bị cắt giảm -18,8% so với cùng kỳ và – 32,3% so với đầu năm.

    NIM nới rộng mạnh mẽ được thúc đẩy nhờ lãi suất cho vay cao hơn, tỷ lệ CASA cải thiện và chi phí vốn giảm:

    Lãi suất cho vay bình quân giảm 46 bps so với quý trước trong Q2/2020 do các gói vay tín dụng ưu đãi quy mô lớn cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong Q3/2020, lãi suất cho vay bình quân phục hồi +10 bps so với quý trước ở mức 7,87%/năm, nhờ tăng trưởng cho vay bán lẻ.

    Số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng mạnh +13,1% so với quý trước hay +36% so với đầu năm, phù hợp với xu hướng của ngành và yếu tố mùa vụ, do hoạt động giao dịch thường tăng vào cuối năm. Tỷ lệ CASA cải thiện từ 16,4% trong Q2/2020 lên 18% trong Q3/2020.

    Lãi suất huy động giảm: Ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất huy động -1% đến 1,2%/năm trong quý, lãi suất huy động bình quân giảm 50 bps so với quý trước. Ngoài ra, số dư giấy tờ có giá và trái phiếu tăng 11,8 nghìn tỷ đồng, +23% so với quý trước, với lãi suất bình quân giảm 7 bps so với quý trước.

    Nhìn chung, trong khi thu nhập lãi giảm 0,38% so với cùng kỳ, chi phí lãi giảm nhiều hơn -6,6% so với cùng kỳ, khiến thu nhập lãi tăng 9% so với cùng kỳ. NIM tăng 38 bps so với quý trước lên 3,02%, nhờ lợi suất tài sản tăng 4 bps so với quý trước và chi phí vốn giảm -36 bps so với quý trước.

    Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh (+18,9% so với cùng kỳ), nhờ lãi chênh lệch tỷ giá (+18,9% so với cùng kỳ) và thu từ nợ xấu đã xóa (624 tỷ đồng so với mức âm 1,15 nghìn tỷ đồng trong Q3/2020). Lãi chênh lệch tỷ giá tăng mạnh tại các NHTMNN trong năm nay, và tại CTG lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 tăng 27,4% so với cùng kỳ.

    Số dư nợ xấu và chi phí dự phòng tăng mạnh: Trong khi chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, CIR ở mức 32,6% trong quý, chi phí dự phòng tăng 38,7% so với cùng kỳ, làm chi phí tín dụng tăng lên mức 2% trong Q3/2020 và 1,61% lũy kế 9T2020. Số dư nợ xấu tăng mạnh +12,4% so với quý trước, hay +66% so với đầu năm, đây là mức tăng mạnh nhất trong số các ngân hàng niêm yết. Chúng tôi ước tính không có khoản dự phòng nào được trích lập cho trái phiếu VAMC, do ngân hàng ưu tiên xử lý nợ xấu trước. Đồng thời, CTG cũng xóa 2,66 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong quý để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 1,87% (+18 bps so với quý trước). Lũy kế, tổng nợ xấu đã xóa đạt 6,65 nghìn tỷ đồng, +64,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Chúng tôi nhân thấy tỷ lệ nợ xấu kết hợp tăng lên (+17 bps so với quý trước lên 2,22%), trong khi chi phí dự phòng bao nợ xấu cải thiện (+4% so với quý trước lên 71%). Tại thời điểm cuối Q3/2020, CTG đã tái cơ cấu 8,4 nghìn tỷ đồng dư nợ theo Thông tư 01, tương đương 0,88% tổng dư nợ.

     

    (Nguồn: SSI)

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn