Bản tin sáng 13/11: Dow Jones bốc hơi 600 điểm- dầu WTI lao dốc không phanh 11 phiên, dài nhất trong lịch sử

Bản tin sáng 13/11: Dow Jones bốc hơi 600 điểm- dầu WTI lao dốc không phanh 11 phiên, dài nhất trong lịch sử

Lượt xem:1715 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Thị trường phiên 12/11

    Sau khi giảm xuống dưới tham chiếu vào đầu phiên sáng và đầu phiên chiều, cả 2 sàn đã hồi phục trước cuối phiên sáng và cuối phiên chiều, đóng cửa tăng với Vnindex tăng 0,42% còn Hnindex tăng 0,35%. GTGD tiếp tục giảm xuống bằng khoảng 1/2 mức bình thường. Độ rộng thị trường mở rộng, có 26 mã tăng trần và 28 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN tăng đáng kể, nhưng khối ngoại đã bán ròng mạnh trên sàn HSX mặc dù chuyển sang mua ròng trên sàn HNX. Trên sàn HSX, khối ngoại chiếm gần 20% tổng giá trị bán ra toàn thị trường và gần gấp 2 lần giá trị mua vào của khối này. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra xấp xỉ phiên hôm thứ 6 (xét về tỷ trọng), trong đó có giao dịch thỏa thuận cực kỳ lớn đã diễn ra ở mã VIC; ngoài ra chỉ có giao dịch thỏa thuận diễn ra ở mã NVT là đáng nhắc đến.

    Khối ngoại tích cực mua và bán HPG; VNM và VIC (bán ròng cả 3 mã, đặc biệt là VIC). Khối ngoại cũng tích cực mua SSI và SAB; tích cực bán HDB và PVD.

    • Các mã ngân hàng tiếp tục giảm hôm nay, dẫn đầu là HDB, EIB và STB. Tuy nhiên BID tăng mạnh; VCB và VPB cũng tăng, trong khi đó ACB đóng cửa tại tham chiếu.

    • Các mã tài chính phi ngân hàng bật tăng mạnh, dẫn đầu là HCM và BVH. PVI là mã duy nhất không tăng và đóng cửa tại tham chiếu.

    Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ cũng có phiên giao dịch tốt hơn hôm nay, với SAB; MWG và MCH tăng mạnh nhất. KDF; MSN và QNS giảm, trong khi đó VNM và KDC đóng cửa tại tham chiếu.

    • Cổ phiếu ngành công nghệ tăng mạnh, dẫn đầu là YEG.

    • Cổ phiếu ngành sản xuất tiếp tục biến động trái chiều với các mã ngành thép giảm tiếp cùng với DRC; BMP và một số mã khác nữa. TCM; HHS; TMT và DQC tăng, trong khi đó EVE và PAC đóng cửa tại tham chiếu.

    • Cổ phiếu dầu khí bật tăng mạnh hôm nay, dẫn đầu là PVS và PVD. PXS vẫn là mã duy nhất biến động trái chiều và giảm hơn 2% hôm nay.

    • Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều với số lượng các mã tăng lớn hơn một chút, dẫn đầu là SJS và KBC trong khi các mã giảm gồm HBC và CTD. CTI; VIC và VHM đóng cửa tại tham chiếu.

    • Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và tăng với VHC tăng mạnh, HAG; VFG và SBT tăng nhẹ hơn. Trong khi đó PAN và HNG giảm mạnh, BFC cũng giảm nhưng với mức độ nhỏ hơn. DPM và HNG đóng cửa tại tham chiếu.

    • Cổ phiếu ngành dược phẩm đồng loạt giảm.

    • Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều và tăng, với ACV và VNS tăng mạnh nhất, trong khi đó HVN và VJC dẫn đầu các mã giảm. VSH tiếp tục đi ngang.

    Tin trong nước

    Quốc hội chính thức thông qua, hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực thực hiện tại Việt Nam từ ngày 30/12. Về mặt kinh tế, thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Điều này được cho là có lợi với Việt Nam.

    Moody’s hạ triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ‘tích cực’ xuống ‘ổn định’. “Rủi ro tài sản vẫn cao sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng nhanh chóng”, Rebaca Tan, chuyên gia phân tích của Moody’s đánh giá về thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam.

    GTN: Phó TGĐ GTNfoods: Vinatea đã tái cấu trúc thành công và thiết lập thị trường xuất khẩu mạnh. Với việc tái cấu trúc để đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế, Vinatea có quan hệ thương mại với trên 120 công ty và tổ chức thương mại tại trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.

    TNG: tháng 10 lãi gần 17 tỷ, công ty vượt 10% chỉ tiêu doanh thu và 16% chỉ tiêu lợi nhuận năm sau 10 tháng.

    TCM: TCM không hoàn thành kế hoạch lãi tháng 10 do khách hàng Mỹ phá sản và tỷ giá. Lũy kế 10 tháng, TCM đã vượt 6% kế hoạch lợi nhuận năm.

    SBT: Đầu tư Thành Thành Công đăng ký mua 45 triệu cổ phiếu SBT. Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 15/11 đến ngày 14/12. Cổ phiếu SBT trong một tháng trở lại đây tăng 12% lên 22.600 đồng/cp, đi ngược lại chiều VnIndex giảm 6%.

    Thị trường chứng khoán thế giới

    Phần lớn thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong ngày thứ Hai (12/11) dù nhà đầu tư đang lo sợ về các rủi ro toàn cầu, bao gồm cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, triển vọng tăng trưởng và giá dầu.

    Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản xóa sạch mức giảm hơn 0.7% và quay đầu tăng nhẹ.

    Các thị trường Trung Quốc cũng đồng loạt khởi sắc. Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite tiến 31.64 điểm (tương ứng 1.22%) còn Shenzhen Composite vọt 33.55 điểm (tương ứng 2.52%). Ở Hồng Kông, chỉ số Hang Seng tăng nhẹ 31.26 điểm (tương ứng 0.12%).

    Trên thị trường Australia, chỉ số ASX 200 xóa sạch đà giảm trước đó và tăng 19.5 điểm (tương ứng 0.33%).

    Cổ phiếu Apple “nhấn chìm” Phố Wall, Dow Jones sụt 600 điểm, Nasdaq mất 2.8%. Các chỉ số chính trên Phố Wall chìm sâu vào sắc đỏ trong ngày thứ Hai (12/11) sau khi đà lao dốc của cổ phiếu Apple, đồng USD mạnh và nỗi lo ngại về thương mại toàn cầu đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Khép lại phiên ngày thứ Hai (12/11), chỉ số Dow Jones giảm 602 điểm (tương ứng 2.32%), chỉ số S&P 500 mất 54.79 điểm (tương ứng 1.97%)  và chỉ số Nasdaq Composite “bốc hơi” 206.03 điểm (tương ứng 2.78%).

    Giá dầu giảm mạnh

    Giá dầu WTI lao dốc không phanh 11 phiên, dài nhất trong lịch sử. Các hợp đồng dầu tương lai đột ngột đảo chiều giữa lúc thị trường chứng khoán Mỹ bị bán tháo vào ngày thứ Hai (12/11). “Thị trường chứng khoán đang kéo cả thị trường dầu đi xuống. Chúng ta lẽ ra phải chứng kiến đà tăng của giá dầu sau nhận định của Ả-rập Xê-út vào cuối tuần trước”, John Kilduff, Đối tác sáng lập tại quỹ đầu cơ năng lượng Again Capital, cho hay.

    Bộ trưởng năng lượng Saudi, Khalid al-Falih, nói hôm 11/11 rằng nước này sẽ giảm sản lượng 0.5 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 12 do lực cầu mùa vụ yếu.

    Tin thế giới

    Dấu hiệu của FED đẩy Đôla lên mức cao nhất 17 tháng. Đôla tăng cao với kì vọng rằng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 12 và sau đó. USD index, chỉ số đo lường sức mạnh đồng Đôla so với rổ tiền tệ, tăng 0.6% lên 97.30, trước đó đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, 97.41. Nhu cầu đối với đồng Đôla mạnh lên khi FED đưa ra dấu hiệu vào tuần trước rằng họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 12 và đầu năm 2019, với tình hình nền kinh tế Mỹ rất khả quan trên mọi mặt.

    TH.

     

     

     

     

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn