Phân tích, nhận định TT ngày 02/11
Sau phiên hôm nay, chỉ số VNI đã không vượt qua được được khoảng trống 910-922 đ được tạo ra từ tuần trước. Khối lượng giao dịch lại sụt giảm và khá thấp so với mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy sự thận trọng vẫn đang bao trùm thị trường. Chúng tôi hy vọng chỉ số VNI sẽ được hỗ trợ mạnh ở mức 900 điểm trong phiên mai. Chi tiết xem tại đây.
Thị trường phiên 01/11
Thị trường đảo chiều sau đợt tăng hôm nay. Cả hai sàn sau khi tăng nhẹ vào đầu phiên buổi sáng thì giảm trở lại và mức giảm tăng lên vào cuối phiên. Tuy vậy, VNindex vẫn đóng cửa trên mốc 900. GTGD tăng trở lại, nhưng nếu không tính đến giao dịch ở mã MSN, GTGD thực tế giảm khoảng 20%. Độ rộng thị trường mở rộng với chỉ 16 mã tăng trần trong khi 31 mã giảm sàn. KLGD của NĐTNN tăng và khối này chiếm gần 50% tổng KLGD trên HOSE. Tuy nhiên, phần lớn KLGD đến từ một giao dịch riêng lẻ và nếu không tính giao dịch này, khối ngoại vẫn bán ròng. Giao dịch thỏa thuận chiếm hơn 50% tổng giao dịch trên HOSE, và thực tế vẫn ở mức thấp nếu không tính giao dịch ở mã MSN. Ở sàn Hàn Nội, hoạt động giao dịch thỏa thuận cũng tăng. Chúng tôi nhận thấy có giao dịch thỏa thuận rất lớn ở mã MSN cũng như các giao dịch thỏa thuận lớn khác ở các mã VFG; ROS và NVL. Trên sàn Hà Nội, có giao dịch thỏa thuận ở mã VGP.
Khối ngoại tích cực mua bán VNM; SAB và KDH (mua ròng KDH). Khối ngoại cũng tích cực mua MSN và VJC đồng thời tích cực bán VIC và SSI.
• Các mã ngân hàng giảm hôm nay, với VPB, TCB và ACB giảm mạnh nhất. BID và HDB tăng, trong khi đó EIB đóng cửa tại tham chiếu phiên thứ ba liên tiếp.
• Các mã tài chính phi ngân hàng cũng giảm, ngoại trừ BVH và VCI tiếp tục tăng.
• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều với MWG, PNJ và VNM giảm mạnh nhất. BHN bật tăng hơn 5% sau khi giảm gần đây. MCH tăng nhẹ hơn. KDF tiếp tục đi ngang.
• Cổ phiếu ngành công nghệ vẫn biên động trong biên độ hẹp.
• Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều, với HSG và NKG giảm sàn. PAC, STK, TCM và EVE tăng nhưng số lượng các mã giảm lớn gấp đôi, trong khi đó DQC đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu dầu khí đồng loạt giảm mạnh hôm nay.
• Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều với SJS, CTI và DIG giảm trong khi đó VHM, DXG và CTD tăng. KBC đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản giảm, dẫn đầu là PAN, VHC và GTN. SBT và HAG đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm cũng giảm hôm nay với TRA và DHG giảm, tuy nhiên DMC tăng mạnh trong khi đó IMP đi ngang.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là ACV, NT2 và các mã tăng khác, tuy nhiên các mã giảm áp đảo gồm VNS, HVN,..
Tin trong nước
CTG: VietinBank có Chủ tịch HĐQT, quyền Tổng giám đốc mới. Ông Lê Đức Thọ – thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc VietinBank được bầu làm Chủ tịch HĐQT. Ông Trần Minh Bình – một trong 8 Phó tổng giám đốc của ngân hàng được bầu làm quyền Tổng giám đốc.
SAB: Sabeco thông báo 27/11 là ngày đăng ký cuối cùng đối với cổ đông nhằm nhận cổ tức 2018 lần 2 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tương đương (2.000 đồng/cp). Thời gian thanh toán tại ngày 12/12.
GMD: 9 tháng GMD lãi trước thuế gấp 4,6 lần cùng kỳ, Ủy ban thông qua nới room lên 49%. Lũy kế 9 tháng, GMD ghi nhận lãi thuộc về cổ đông công ty mẹ 1.675 tỷ, gấp 5,4 lần cùng kỳ nhờ chuyển nhượng vốn tại các công ty con.
PLX: Lãi ròng Petrolimex tăng 13% trong 9 tháng. Công ty đã thực hiện 90% kế hoạch doanh thu và 79% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2018.
GAS: GAS ký kết ý định thư về việc hợp tác mua LNG từ Mỹ với giá cạnh tranh nhất. Tập đoàn Alaska Gasline Development Corporation (AGDC) là tập đoàn trực thuộc Bang Alaska của Mỹ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và xây dựng phát triển các dự án khí.
HVN: Lãi ròng Vietnam Airlines giảm 72% trong quý III. Giá nguyên liệu và tỷ giá ngoại tệ tăng khiến lợi nhuận của Vietnam Airlines kéo kết quả kinh doanh 9 tháng giảm 17%.
HDG: Hà Đô quý 3 lãi 144 tỷ đồng cao gấp 24 lần cùng kỳ. Tuy nhiên kết thúc 9 tháng đầu năm 2018 công ty mới chỉ hoàn thành được 31% mục tiêu về doanh thu và 26,4% mục tiêu về LNTT.
BHN: Kết quả kinh doanh quý 3 Habeco tiếp tục lao dốc, bất chấp việc “bạo chi” quảng cáo. Habeco báo lãi sau thuế 183,7 tỷ đồng trong quý 3/2018, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 180 tỷ đồng, giảm 40%.
Thị trường chứng khoán thế giới
Chứng khoán châu Á rơi vào trạng thái trái chiều vào ngày thứ Năm (01/11), sau khi tháng 10 tàn khốc gây chao đảo các thị trường chứng khoán trong khu vực. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc xóa phần lớn đà tăng trong phiên và chỉ còn tiến 3.45 điểm (tương ứng 0.13%) lên 2,606.24 điểm, còn Shenzhen Composite 0.934% lên 1,306.31 điểm. Bên cạnh đó, Hang Seng của Hồng Kông tăng 436.31 điểm (tương ứng 1.75%) lên 25,416 điểm.
Trên thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 232.81 điểm (tương ứng 1.06%) xuống 21,687.65 điểm, còn Topix lùi 0.85% xuống 1,632.05 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đã quay đầu giảm 0.26% xuống 2,024.46 điểm.
Ở Australia, chỉ số ASX 200 xóa bớt phần lớn đà tăng và chỉ còn tiến 10.5 điểm (tương ứng 0.18%) lên 5,840.8 điểm.
Đón tin vui về thương mại, Dow Jones tăng hơn 900 điểm trong 3 phiên. Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ 3 liên tiếp vào ngày thứ Năm (01/11), khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc “đang tiến triển tốt đẹp”, qua đó làm dấy lên hi vọng rằng 2 nước này có thể giải quyết xung đột thương mại, Reuters đưa tin. Cụ thể chỉ số Dow Jones tiến 264.98 điểm (tương đương 1.06%) lên 25,380.74 điểm, chỉ số S&P 500 cộng 28.63 điểm (tương đương 1.06%) lên 2,740.37 điểm và chỉ số Nasdaq Composite vọt 128.16 điểm (tương đương 1.75%) lên 7,434.06 điểm.
Giá dầu và hàng hóa khác
Dầu WTI sụt 2.5% xuống thấp nhất từ tháng 4/2018. Việc tồn kho dầu thô Mỹ giảm mạnh hơn so với dự đoán kèm theo triển vọng nguồn cung dầu thô có thể giảm mạnh do tác động của lệnh trừng phạt đã kéo giá dầu tăng vào đầu phiên. Tuy nhiên sau đó, giá dầu giảm vì nhà đầu tư cho rằng những yếu tố này không ảnh hưởng nhiều đến nguồn cung toàn cầu và thế giới sẽ thừa dầu vào năm sau.
Giá vàng thế giới tăng gần 2% trong ngày thứ Năm (1/11), thoát khỏi đáy 3 tuần xác lập trong phiên trước, khi đồng USD giảm mạnh và rời khỏi đỉnh 16 tháng, theo đó làm kim loại quí này trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ những đồng tiền khác.
Trung Quốc báo hiệu sẽ tung thêm biện pháp kích thích. Giới lãnh đạo Trung Quốc báo hiệu rằng, họ đang lên kế hoạch tung ra thêm các biện pháp kích thích, khi dữ liệu kinh tế đáng thất vọng cho thấy phương pháp tiếp cận từng phần hiện tại chưa hiệu quả.
Tình hình kinh tế Trung Quốc đang thay đổi, áp lực suy giảm ngày càng tăng và Chính phủ cần phải thực hiện các bước đi kịp thời để đối phó với tình trạng này, theo một tuyên bố từ cuộc họp Politburo do Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, chủ trì trong ngày thứ Tư (31/10). Trước tình hình đó, các quan chức đã dùng tới sự hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế, từ cắt giảm thuế cho tới nới lỏng quy định, thay vì dùng lại hỏa lực tài chính như đã từng thấy trong đợt suy giảm trước đây. Nhà đầu tư dường như vẫn chưa bị thuyết phục bởi phương pháp tiếp cận từng phần hiện tại, trong đó Nhân dân tệ dao động gần mức đáy 10 năm và chứng khoán thì lao dốc.
TH.